Trước kia, khi chưa có hiện tượng “biến đổi khí hậu”, thượng lưu sông Mê Kông không bị ngăn dòng chảy, Đồng bằng sông Cửu Long sống trong sự hiền hòa với thiên nhiên, người nông dân ở châu thổ sông Cửu Long không quan tâm đến nước mặn xâm nhập, cũng như nước tưới trong mùa khô hạn.

Năm nay, nắng hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Cách biển hàng trăm cây số đã số đã xuất hiện loài cá sống ở nước lợ khiến người nông dân vùng này phải ngỡ ngàng. Nước nhiễm mặn đã gây thiệt hại cho cây trồng, làm việc canh tác nông nghiệp của người nông dân trong tương lai trở nên khó khăn, nhất là các vườn cây ăn trái đặc sản ở Tiền Giang.

Trữ nước ngọt cuối mùa mưa để tưới vào mùa khô hạn

Thông thường mùa mưa ở Nam Bộ chấm dứt vào cuối tháng 10 âm lịch (vào khoảng tháng 11 dương lịch). Lúc này gió chướng bắt đầu thổi mạnh, triều cường tăng, nước mặn lấn vào đất liền. Nếu thượng nguồn sông Cửu Long chủ yếu là Biển Hồ (Ton- Lê- Sáp Campuchia), trữ nhiều nước thì dòng chảy ở hạ nguồn sông Cửu Long chảy mạnh, triều cường sẽ bị đẩy ra và nước mặn không xâm nhập được. Hoặc nếu trường hợp nước mặn đễn trễ thì mùa mưa đã tới, không gây ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của bà con nông dân.

Hiện nay, ở thượng nguồn nước nhỏ, do bị đập ngăn bởi đập nước Trung Quốc, Nam Bộ không còn mùa nước lũ nữa. Điều đó làm thay đổi tập quán canh tác của người dân ở các tỉnh An Giang – Đồng Tháp – Tiền Giang. Vì vậy, để tránh hiện tượng thiếu nước tưới, tránh nước nhiễm mặn vào mùa khô, bà con nông dân cần phải trữ nước trước khi mùa mưa chấm dứt, tốt nhất là vào những con nước cuối tháng 9 âm lịch.

Vét sâu mương, đắp đập, trữ nước cục bộ ở các mương thoát nước đã thiết lập khi làm vườn để trồng cây ăn trái. Với số lượng mương và thể tích chứa đầy nước ở các mương ước tính có thể trữ được 2500 mét khối nước cho 1 hecta vườn. Thiết nghĩ với lượng nước này có thể duy trì sự phát triển cây trồng trong thời gian nắng hạn vài ba tháng trước khi mùa mưa đến.

Sự trữ nước, giữ nước trong mương ở vườn còn tùy thuộc vào cấu trúc của đất, mương có lót bạt mủ không, có thả bèo để giảm độ bốc hơi nước không?

Nếu có sự xâm nhập mặn dưới 3‰ (3 phần nghìn) thì rải vôi đen đã nghiền mịn – (CaCo3) vào nước để giảm bớt độ mặn làm giảm độc hại cho cây trồng.

Nên cho cây ngủ nghỉ trong khoảng thời gian này, tức là không cho trổ hoa và kết trái. Ủ gốc cây bằng cỏ, rơm rạ, nylon để giảm sự bốc hơi nước.

Tưới nước cây trồng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt (Kiểu Israel)

Tưới tiết kiệm nước là phương pháp tưới sử dụng nước ít nhất để thỏa mãn nhu cầu của cây trồng. Phương pháp này đã được áp dụng trong nông nghiệp cách đây 60 năm ở đất nước Do Thái đầy sa mạc. Nhờ phương pháp tưới này mà nền nông nghiệp của Israel phát triển vượt bậc về năng suất và đạt chất lượng cao nhất thế giới.

Có nhiều phương pháp tưới tiết kiệm nước như tưới phun mưa cục bộ và tưới nhỏ giọt.

Lợi ích của tưới phun mưa cục bộ và tưới nhỏ giọt:

- Tiết kiệm nước tối đa, nước chỉ cung cấp đủ nhu cầu cho cây trồng. Tiết kiệm 50% - 60% lượng nước tưới so với các phương pháp tưới khác. Đáp ứng được yêu cầu biến đổi khí hậu cho cây trồng.

- Giảm năng lượng, công tưới, có thể sử dụng pin mặt trời để tưới.

- Vừa tưới nước vừa bón phân, thuốc trừ bệnh, trừ sâu cho cây trồng. Tiết kiệm phân bón.

- Hạn chế cỏ, giảm được sự lây lan bệnh ở lá, ở rễ, cổ rễ.

- Có thể sử dụng hàm lượng muối thấp hơn 4 phần ngàn.

- Tự động hóa tưới.

Hiện nay, công ty TNHH RVAC đang đầu tư trả chậm, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống tưới nước này cho nhà vườn trồng các loại cây ăn trái như thanh long, sầu riêng, các loại cây có múi... Nếu bạn muốn tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt xin liên hệ với công ty TNHH RVAC, chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn.

Liên hệ: Công ty TNHH RVAC

ĐC: 505 Quốc lộ 50 Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho Tỉnh, Tiền Giang

SĐT: 073-3850,092