Xác định mục tiêu trải nghiệm của khách hàng

Điều đầu tiên để tạo ra trải nghiệm cho khách hàng chính là doanh nghiệp phải xác định được những gì khách hàng đang hướng tới, đang muốn trải nghiệm và đối tượng khách hàng của bạn là ai. Nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cần nghiên cứu vấn đề này từ đó, bạn có thể vẽ ra một hành trình trải nghiệm của khách hàng.

Trong bức tranh hành trình này, các bạn sẽ thấy được toàn bộ những tương tác của khách hàng đối với sản phẩm từ lúc bắt đầu cho đến lúc quyết định mua hàng và ý kiến của họ về sản phẩm. Nhà cung cấp sẽ dễ dàng xác định được những thiếu sót mà khách hàng chưa hài lòng, từ đó có cách tiếp cận và cải thiện sản phẩm cũng như dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng hơn.

Tập trung vào tiêu chí cốt yếu của trải nghiệm khách hàng

Khi khách hàng sử dụng hay lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ nào đó; họ luôn có những nhu cầu trải nghiệm nhất định. Do đó, các bạn cần xác định được những trải nghiệm cốt lõi để nhắm tới. Chẳng hạn, khách hàng sử dụng những trang mua hàng trực tuyến cần một dịch vụ giao hàng tốt nhất; khách hàng của các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính luôn cần những cải tiến mới mẻ về công nghệ… Tạo ra những trải nghiệm khách hàng dựa trên những giá trị trọng tâm là cách tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của mình với những thương hiệu khác.

Tạo trải nghiệm khách hàng nhất quán

Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, khách hàng cần được tiếp cận với thương hiệu của bạn ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào trên mọi phương tiện: website, mạng xã hội,.... Thời đại công nghệ số, mọi người ưu tiên mua hàng và tìm hiểu sản phẩm qua điện thoại thông minh. Hiện nay, mọi thương hiệu đều tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách. Do đó, hãy tối ưu hóa trang web của thương hiệu để tiếp cận khách hàng qua điện thoại. Bên cạnh đó, phát triển thêm nhiều cách thức tiếp cận khác để khách hàng được trải nghiệm nhiều hơn.

Phân tích dữ liệu khách hàng để đo độ trải nghiệm khách hàng

Trong khi tạo ra quy trình trải nghiệm khách hàng, các bạn cũng cần có thước đo cho những trải nghiệm này. Các thước đo đó chính là sự hài lòng, doanh số và tần số quay lại thương hiệu. Doanh số là thước đo dễ dàng nhận thấy nhất vì nó thể hiện qua con số cụ thể. Còn sự hài lòng và mức độ quay lại của khách hàng sẽ có những công cụ phân tích dữ liệu khách hàng thực hiện. Khi tạo ra những thang đo cụ thể, các bạn sẽ biết được mức độ hiệu quả của những trải nghiệm khách hàng mà mình tạo ra, và có được ý tưởng cho những bước tiếp theo.

Trên đây là những bí kíp giúp các thương hiệu xây dựng thành công trải nghiệm khách hàng tối ưu. Hãy để khách hàng có các trải nghiệm tuyệt vời và biết cách điều khiển và kiểm soát chúng hiệu quả. Từ trải nghiệm khách hàng hiệu quả, các bạn sẽ tạo được khối lượng lớn khách hàng trung thành và muốn sử dụng thương hiệu của mình, từ đó nâng cao doanh thu của thương hiệu.