Mục tiêu hướng tới rõ ràng

Ranh giới giữa thất bại và thành công đôi khi chỉ là một sợi dây vô hình rất mỏng manh. Đa phần những người thành đạt trong cuộc sống hay trong học tập họ đều vạch ra cho bản thân một bản vẽ hoàn hảo. Ở đó có một mục tiêu nhắm tới cụ thể, không mờ nhạt và kế hoạch thực hiện để đạt được thì rất chi tiết.

Ngược lại, không ít người cảm thấy mông lung, không có mục tiêu cụ thể để tiến đến. Đó là lý do vì sao những con người này làm mọi việc trong khả năng cho phép và không tập trung toàn bộ sức lực, tâm trí cho một mũi tên nhắm vào trọng tâm.

Để có thể thành công theo cách nghĩ của mỗi người thì trước tiên cần có một mục tiêu rõ ràng. Khi đã có mục tiêu hãy liệt kê ra những gì cần bổ sung và rèn luyện nhằm đạt được nó. Quan trọng hãy cố gắng lược bỏ mọi vật cản xung quanh. Vì sao lại gọi là “vật cản”? Bởi đó là những thứ làm cho con người ta bị phân tâm hoặc đi lệch hướng.

Quản lý thời gian

Cuộc sống này có không ít thứ khiến bạn muốn làm, muốn học hỏi, và rất nhiều muốn khác. Thế nhưng, để thành công hay nói một cách gần gũi hơn là để có thể đạt đến cái đích ban đầu đề ra thì ưu tiên việc cần làm tại mỗi thời điểm trong đời là quan trọng hơn cả.

Trong trường hợp nếu muốn làm không ít việc thì cách tốt nhất là sau khi đã được coi như thông thạo ở mục tiêu một thì hãy bắt đầu suy nghĩ và tìm cách để tới mục tiêu hai, ba và thứ n mục tiêu.

Nếu mỗi người không thể quản lý thời gian có hạn trong một ngày 24 tiếng thì dễ dẫn tới trạng thái hoang mang không biết nên làm gì trước, làm gì sau và cả cuộc đời cứ quanh quẩn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Em phải làm gì bây giờ?”.

Trong cuốn sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” thể loại Tâm Lý – Kỹ Năng Sống” do nhiều dịch giả có tiếng chuyển ngữ. Ở đó khai sáng mọi người cách thức tiếp thu kiến thức sao cho hiệu quả nhất cũng như cách sử dụng sổ tay để lên kế hoạch cho những việc cần làm từ đó đạt được kết quả một cách không mấy khó khăn.

Biết cách đọc

Trong cuộc sống hiện đại kiến thức có thể dễ dàng dung nạp chỉ thông qua một chiếc máy tính xách tay. Cũng chính vì tiện lợi mà đa phần các bạn trẻ rất ngại bỏ tiền ra để mua một cuốn sách giấy. Tuy nhiên theo các chuyên gia đọc sách giấy là việc làm cần thiết cho những ai muốn lĩnh hội một cách tốt nhất kiến thức. Vậy đọc như thế nào cho hiệu quả, dưới đây là một vài lưu ý quan trọng.

Thứ nhất, trong khi đọc không nên đọc ngược trở lại, trừ khi đã đọc xong cuốn sách đó và dành khoảng thời gian nhất định để suy ngẫm về những điều cuốn sách muốn truyền đạt.

Thứ hai, không bao giờ đọc phát thành tiếng. Bởi kiểu đọc như vậy là một cách đọc vẹt, đọc mà không thấm nhuần nội dung bên trong.

Thứ ba, tùy vào mỗi cá nhân để chọn không gian đọc sách phù hợp nhằm tập trung, tránh xao nhãng.

Thế giới ngày càng phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc con người ngày càng trở nên bé nhỏ. Vậy nên cần phải biết học một cách có chọn lọc, học lấy chất, không học tràn lan.