Cạnh tranh phức tạp trong ngành

Những công ty bán lẻ cũng đang tự mình tham gia vào hệ thống logistic.

Không chỉ riêng những công ty dịch vụ vận chuyển logistic mà những công ty bán lẻ, khách hàng công nghiệp cũng tự mình tham gia vào hệ thống logistic. Họ tự tạo cho mình hệ thống riêng và biến đó thành sự chuyên môn để phục vụ nhu cầu của chính mình. Vì vậy tạo nên sự cạnh tranh phức tạp trong ngành đồng thời tạo nên những thách thức lớn cho những công ty chuyên về dịch vụ logistic.

Khởi nghiệp, khởi đầu sự đột phá

Vì đây là ngành “hot” cũng như nhu cầu khách hàng ngày càng nhiều về vận chuyển, logistic để đáp ứng được sản phẩm đến đúng nơi, đúng giờ, đúng địa điểm. Nhiều công ty logistic được thành lập nên và khởi đầu cho nhiều sự đột phá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu kahchs hàng. Những công ty khởi nghiệp này sẽ cộng tác với những doanh nghiệp chính của ngành để bổ sung hoàn hảo dịch vụ cho họ. Nhiều ý tưởng và sự đột phá trong việc cải thiện quy trình cũng như chất lượng đến từ các start – up.

Quy mô của các công ty logistic cũng đang là vấn đề

Quy mô manh mún của các công ty logistic Việt Nam cần được cải thiện

Những công ty dẫn đầu thị trường hiện tại đang cạnh tranh gay gắt về dịch vụ để có thể thống lĩnh thị trường. Quy mô chính là một trong những điều giúp họ đạt được mục tiêu nên những công ty lớn thường mua lại các công ty nhỏ hơn và đạt quy mô thông qua việc hợp nhất, gom hàng và đổi mới các công ty nhỏ hơn. Đây chính là một áp lực lớn cho nhiều startup vừa thành lập bởi quy mô.

Tuy nhiên, sự hợp nhất này có thể làm thống nhất quy trình cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu vận chuyển khi không có quá nhiều sự rườm rà giữa các quy trình. Hơn nữa, việc hợp nhất những công ty nhỏ hơn sẽ đem đến cơ sở để đánh giá sự uyển chuyển và phù hợp để thực hiện cho chiến lược và kế hoạch hiện tại của bạn.

Hướng phát triển trong lĩnh vực logistic Việt Nam

Tuy những công ty hoạt động trong lĩnh vực logistic ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 80% thị phần cả nước, 5% thuộc về các doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những thương vụ lớn lại rơi vào 5% này. Ngành logistic Việt Nam vừa mới giai đoạn phôi thai, cần nhiều sự đột phá hơn để có thể cạnh tranh. Đa số các công ty logistic đểu cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ, quy mô nhỏ và kinh doanh manh mún. Nếu không có sự đột phá thì trong khoảng 5 – 10 năm nữa vẫn chỉ là nửa nạc nửa mỡ và không có sự thống nhất để phát triển.

Tương lai của Logistic đang rộng mở, nhưng nếu không cải thiện dịch vụ cũng như quy mô thì không thể nào có thể cạnh tranh với những công ty liên doanh, đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam có lợi thế về đường cảng biển, đường hàng không, đường bộ để có thể thực hiện dịch vụ tốt hơn trong tương lai. Đây sẽ là tiền đề cũng như những cơ hội cho logistic phát triển và đây cũng là mảnh đất màu mỡ mà cần được khai thác trong tương lai.