Định nghĩa giá trị thực của một sản phẩm

Giá trị thực của một sản phẩm chính là lợi ích cụ thể của nó

Ngược lại với ý nghĩa của các yếu tố như giá cả, giá thành thì giá trị của một sản phẩm nhằm chỉ tới mục đích, lợi ích của hàng hóa hay dịch vụ đối với một người cụ thể. Có thể nói thị trường là một nơi mà hàng triệu các dịch vụ và hàng hóa được trao đổi, giao dịch qua lại mỗi ngày. Chúng có thể rất đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích cỡ thế nhưng khi được đem ra thị trường điều đầu tiên mà khách hàng quan tâm và là điều xuất hiện trong tâm trí của họ đầu tiên chính là “giá trị thực của sản phẩm này là gì? Nó có những chức năng hay lợi ích gì đối với họ?”. Qua đó ta cũng thấy được rằng giá trị cốt lõi của một sản phẩm rất được khách hàng quan tâm đến.

Giá trị thực của sản phẩm đóng vai trò gì?

Giá trị thực của sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng


Giá trị thực của một sản phẩm chính là một trong những yếu tố đắc lực trong chiến lược marketing. Bởi có lẽ khi một sản phẩm có những giá trị thực rõ ràng và mới lạ thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích chẳng hạn như bạn sẽ tạo nên những điểm khác biệt mạnh mẽ mà chỉ có riêng công ty bạn mới có. Điều này không những sẽ làm tăng số lượng khách hàng mà còn làm tăng chất lượng của những khách hàng tiềm năng. Không chỉ thế nếu một sản phẩm được đánh giá cao về giá trị thực thì sẽ đem lại cho doanh nghiệp, công ty của bạn một khoảng lợi nhuận rất cao.

Những yêu cầu cơ bản để tăng giá trị sản phẩm

Biết được những lợi ích mà giá trị của một sản phẩm đem lại thì chúng ta nên tìm hiểu cách làm sao để có thể làm tăng giá trị thực của nó lên để đạt được những hiệu quả tối ưu nhất trong thị trường. Thế nhưng việc tăng giá trị sản phẩm không hẳn là một điều dễ dàng nó cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu như là :

- Hãy nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm thay vì là tính năng. Đừng giải thích dài dòng rằng sản phẩm đó có những gì xuất chúng, hoàn hảo ra sao mà hãy hướng khách hàng đến lợi ích của sản phẩm đó cung cấp, họ sẽ nhận được những gì khi sử dụng sản phẩm. Theo nghiên cứu thì những công ty chú trọng việc quảng bá về lợi ích mà sản phẩm thì sẽ nhận được khoản lợi nhuận cao hơn và có lợi thế hơn trong cạnh tranh.

- Nên sử dụng những phương châm kinh doanh, tầm nhìn hay sứ mệnh như là một điểm bắt đầu để mô tả giá trị của sản phẩm.

- Thêm vào những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Tìm hiểu những giá trị nào của sản phẩm mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm từ đó điều chỉnh làm tăng giá trị đó lên.

- Và cuối cùng đó chính là hãy tạo sự khác biệt về giá trị thực sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh, có như thế thì bạn mới có thể làm gia tăng giá trị cốt lõi của sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho thị trường.

Nói tóm lại, đối với bất kì một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào chúng đều sẽ có một giá trị thực, giá trị cốt lõi riêng và nhiệm vụ của bạn - một người kinh doanh đó chính là hãy làm tăng giá trị của nó và đáp ứng nhu cầu lợi ích của khách hàng.