Chủ tịch nước Tập Cận Bình người đồng cấp của Brazil Michel Teme

Trước năm 2010, các nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Brazil chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng cho quốc gia lớn nhất châu Á. Nhưng trong những năm gần đây, chiến lược đầu tư của Trung Quốc đã mở rộng ra cả các lĩnh vực về viễn thông, truyền thông, tự động hóa, năng lượng tái tạo và khu vực dịch vụ tài chính.

Với lý do chiến tranh leo thang với Mỹ, Bắc Kinh càng có thêm động lực để xích gần lại với Brazil và các đối tác khác trong khối BRICS, bao gồm: Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Đầu tư có thể sẽ là một chủ đề quan trọng trong cuộc họp thượng đỉnh của khối này dự kiến khai mạc vào thứ 4 (25/7) tại Johannesburg (Nam Phi).

Trung Quốc vốn là đối tác thương mại chiến lược lớn nhất của Brazil. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Brazil, từ năm 2003 đến tháng 6 năm nay, các tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư khoảng 54 tỷ USD vào khoảng 100 dự án ở Brazil. Chỉ riêng năm 2017, con số này lên tới 11 tỷ USD.

Đây thực sự là một tin tốt đối với Brazil, bởi nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin này đang phục hồi từ đợt suy thoái tồi tệ nhất lịch sử kéo dài từ năm 2015 đến năm 2016.

“Trung Quốc có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ nền kinh tế Brazil phục hồi sau suy thoái,” ngài Luiz Augusto de Castro Neves, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc – Brazil cho hay.

Từ năm 2005-2017, Brazil là đích đến của 55% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latin, theo số liệu của Liên hợp quốc. Và số vốn đó nhắm vào các lĩnh vực ngày càng đa dạng.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của sự đa dạng này là công bố vào tháng 1 năm nay rằng ứng dụng chia sẻ xe Trung Quốc Didi Chuxing chi 297 triệu USD để mua lại ứng dụng taxi 99 của Brazil.

Ngài Lia Valls, thuộc Viện Kinh tế Brazil tại Quỹ Getulio Vargas cho biết thêm, Trung Quốc cũng đã đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của Brazil và “đầu tư nhiều hơn nữa bằng cách đảm bảo nguồn tài chính của chính mình”.

Tiếp đó, vào tháng 3, Tổng công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) đã khởi công một dự án cảng ở Sao Luis thuộc phía Đông Bắc của Brazil, với 70% vốn được cấp bởi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC).

Mặc dù những thách thức kinh tế, Brazil vẫn duy trì được thặng dư thương mại với Trung Quốc nhờ vào thặng dư kỷ lục vào năm 2017 đạt 20 tỷ USD.

Xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc, từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu của nước này vào năm 2000, đã tăng lên mức gần 26% trong quý 1 năm nay, theo số liệu thống kê chính thức. Mặc dù vậy, các nhà phân tích vẫn chỉ ra sự bất cân đối lớn trong thương mại vì nguyên vật lieu cơ bản như sắt, đậu tương chiếm tới 86% xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc.

Nhưng ông Castro Neves cho rằng, ngành nông sản thực phẩm ngày càng tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn.

“Những ngày này, việc sản xuất đậu nành sử dụng công nghệ cao hơn và còn kích thích các hoạt động khác,” ông Castro Neves.

Castro Neves cũng bày tỏ sự hối tiếc về việc Brazil thiếu đi chiến lược bao quát hơn để tận dụng tối đa nguồn vốn chảy dồn dập vào nước này.

Ông giải thích “ Các nước châu Mỹ Latin bao gồm Brazil đang có một thái độ bị động trước Trung Quốc trong khi người Trung Quốc biết chính xác họ muốn gì từ chúng tôi. Nhưng liệu chúng tôi có biết chúng tôi đang cần gì ở họ ngoài việc bán được nhiều hàng hóa hơn?”./.

Dịch từ nguồn:

https://www.scmp.com/news/china/economy/article/2156536/china-turns-brazil-amid-trade-battle-us