Ông cũng ám chỉ rằng, Mỹ sẵn sàng loại Canada ra khỏi thỏa thuận 3 bên nếu nước này không nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán.

Phát biểu từ Văn phòng Bầu dục tại Nhà Trắng, ông Trump nhận định thỏa thuận sơ bộ với Mexico có thể thay thế NAFTA và đe dọa sẽ áp đợt thuế mới lên ô tô nhập khẩu từ Canada nếu Ottawa không chịu đàm phán công bằng.

Tổng thống Trump cho biết: “Họ gọi đó là thỏa thuận NAFTA. Chúng tôi sẽ gọi đó là thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico. Chúng tôi sẽ bỏ tên gọi NAFTA”, ông nói thêm rằng NAFTA là thỏa thuận thương mại tệ nhất trong lịch sử Mỹ.

Tổng thống Trump đe dọa bỏ tên gọi NAFTA

Tuy nhiên, trong khi ông Trump có thể cố gắng thay đổi tên, thỏa thuận đạt được với Mexico chỉ đơn giản là một bản NAFTA sửa đổi, với các cập nhật về các điều khoản xung quanh nền kinh tế kỹ thuật số, ô tô, nông nghiệp và công đoàn. Cốt lõi của hiệp ước thương mại - cho phép các công ty Mỹ hoạt động ở Mexico và Canada mà không có thuế quan - vẫn còn nguyên vẹn.

Câu hỏi đặt ra là liệu thỏa thuận 3 bên có trở thành thỏa thuận song phương hay đe dọa của ông Trump chỉ nhằm buộc Canada quay trở lại bàn đàm phán và chấp thuận nhiều yêu cầu từ phía Mỹ.

Sự sẵn sàng gạt bỏ Canada của Tổng thống gây ra nhiều lo ngại trong giới làm luật, và những doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng của họ phụ thuộc vào một thỏa thuận bao trùm cả 3 quốc gia.

“Một thỏa thuận 3 bên bắt buộc phải được ký bởi khối lượng lớn hàng hóa lưu chuyển giữa 3 quốc gia và sự tích hợp hoạt động khiến ngành sản xuất của nước ta trở nên cạnh tranh hơn”, Jay Timmons, Chủ tịch và giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia cho biết trong một tuyên bố.

Về phía Mexico, họ vẫn mong muốn Canada hợp tác để hoàn thiện thỏa thuận 3 bên vào cuối tuần này. Đó là phát biểu của Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto trong buổi điện đàm với Nhà Trắng. Nhưng sau đó cùng ngày, Luis Videgaray Caso, Ngoại trưởng Mexico, lại gửi đi một tín hiệu rằng Mexico có thể sẵn sàng tiến lên mà không có Canada.

“Có những thứ mà chúng tôi không thể kiểm soát được, cụ thể là mối quan hệ chính trị giữa Canada và Mỹ. Và tất nhiên chúng tôi không muốn mất đi thỏa thuận với Mỹ”, ông Videgaray trả lời phỏng vấn. “Không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế Mexico. Bởi hàng triệu việc làm ở Mexico đều phụ thuộc vào việc tiếp cận đến thị trường Mỹ”.

Cả Mỹ và Mexico đều mong muốn đạt được một thỏa thuận sửa đổi hoàn toàn vào cuối tháng này. Khoảng thời gian từ giờ đến lúc đó sẽ cho chính quyền ông Trump đủ thời gian để thông báo với Quốc hội về thỏa thuận được hoàn tất và vẫn có một thỏa thuận được ký bởi chính quyền Mexico của ông Peña Nieto.

“Chúng tôi vẫn hi vọng vào việc Canada sẽ tham gia đàm phán”, Robert Lighthizer, Đại diện thương mại Mỹ cho biết thêm chính quyền Mỹ đã có kế hoạch chính thức thông báo tới Quốc hội trước thứ 6 này (31/8) về ý định ký kết một thỏa thuận mới, trước khi Quốc hội bỏ phiếu. “Nếu Canada không tham gia đàm phán, chúng tôi sẽ đưa ra một thỏa thuận song phương khác mà Canada sẽ sẵn sàng tham gia”.

Chrystia Freeland, Bộ trưởng Ngoại giao Canada, sẽ tới Washington vào thứ 3 (28/8) để nối lại đàm phán. Đây là thông tin từ phát ngôn viên của bà, Adam Austen vào hôm thứ 2 (27/8).

“Chúng tôi sẽ chỉ ký Hiệp định NAFTA mới nếu nó mang lại lợi ích cho Canada và đặc biệt là tầng lớp trung lưu”, Bà Austen cho biết thêm. “Chữ ký từ phía Canada là điều bắt buộc”.

Thỏa thuận sửa đổi với Mexico làm thay đổi đáng kể các quy tắc quản lý sản xuất ô tô, trong một nỗ lực để mang việc sản xuất xe hơi từ Mexico trở lại Mỹ. Những thay đổi này đang được theo dõi cẩn thận bởi ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Họ đã xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu của mình xung quanh NAFTA và bày tỏ lo ngại rằng, những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc sửa đổi Hiệp định này có thể làm tăng giá xe ô tô và xe tải do Mỹ sản xuất. Các nhà sản xuất ô tô như General Motors và Ford đã thiết lập các nhà máy ở Canada và Mexico, và các nhà sản xuất ô tô này thường xuyên nhập khẩu phụ tùng xe hơi từ các nước khác.

Theo những thay đổi đã được Mexico và Mỹ đồng ý, các công ty ô tô sẽ được yêu cầu sản xuất ít nhất 75% giá trị ô tô ở Bắc Mỹ, tăng từ 62,5%, để đủ điều kiện cho mức thuế bằng 0 của NAFTA. Họ cũng sẽ được yêu cầu sử dụng nhiều bộ phận bằng thép, nhôm và xe hơi tại địa phương hơn, và có từ 40 đến 45% xe do công nhân kiếm được ít nhất 16 USD/giờ, một lợi ích cho cả Mỹ và Canada và một chiến thắng cho công đoàn. Đây vốn là một trong những vấn đề bị chỉ trích nhiều nhất của NAFTA.

“Các nhà sản xuất ô tô thúc giục Mỹ và Mexico nhanh chóng tham gia lại với Canada để tiếp tục xây dựng tiến trình này”, Liên minh các nhà sản xuất ô tô, đại diện cho hầu hết các nhà sản xuất ô tô có bán xe tại Mỹ nói trong một tuyên bố. “Ngành công nghiệp này hy vọng rằng bất kỳ thay đổi nào về quy tắc xuất xứ của ô tô trong NAFTA tiếp tục tạo ra sự cân bằng hợp lý bằng cách khuyến khích sản xuất và đầu tư ở Bắc Mỹ trong khi vẫn giữ các phương tiện mới với giá cả phải chăng cho nhiều người Mỹ hơn."

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai (27/8), các quan chức chính phủ cho biết Mỹ và Mexico cũng đã đạt được thỏa thuận về “điều khoản hoàng hôn”, do chính quyền Trump đề xuất. Điều này sẽ khiến NAFTA tự động hết hạn trừ khi ba nước bỏ phiếu gia hạn nó.

Hai nước đã đồng ý xem xét lại Hiệp định thương mại cứ 6 năm một lần để kéo dài tuổi thọ của Hiệp định thêm 16 năm nữa, các quan chức cho biết. Khoảng thời gian dài hơn đó sẽ giúp các nhà lập pháp có cơ hội đánh giá tiến độ của hiệp ước, đồng thời mang lại sự chắc chắn cho các doanh nghiệp trong tương lai gần.

Các nước cũng đã đồng ý hạn chế các loại thách thức pháp lý mà các nhà đầu tư có thể thực hiện chống lại các chính phủ nước ngoài theo NAFTA. Các ngành dầu khí, cơ sở hạ tầng, sản xuất năng lượng và viễn thông được miễn các quy tắc hạn chế hơn và sẽ hoạt động theo các điều khoản trước đó, ông Lighthizer cho biết - một chiến thắng cho các ngành công nghiệp này.

Một vấn đề gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết là liệu chính quyền Mỹ sẽ miễn thuế nhôm và thép cho Mexico hay không. Ông Trump đã đánh mức thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu từ Mexico, Canada, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác, như một phần để có được các nhượng bộ về các vấn đề thương mại khác. Các quan chức Mexico cho biết họ dự kiến mức thuế này sẽ được xóa bỏ.

Không rõ Canada đang háo hức như thế nào để ký Hiệp định sửa đổi. Quan hệ giữa Mỹ và Canada đã căng thẳng trong nhiều tháng qua và thậm chí ông Trump đã đích thân chỉ trích Thủ tướng Justin Trudeau của Canada là “rất không trung thực và yếu kém” và cáo buộc ông ta đã đưa ra những “tuyên bố sai lầm” sau một cuộc họp căng thẳng của các nhà lãnh đạo toàn cầu vào tháng Sáu.

Bất kỳ thỏa thuận nào không liên quan đến Canada đều có thể phải đối mặt với những thách thức pháp lý và sự phản đối dữ dội từ Quốc hội, đã cho phép chính quyền Trump đàm phán lại Nafta như một thỏa thuận ba bên.

Thượng nghị sĩ Lamar Alexander, đảng Cộng hòa Tennessee, cho biết không ai có thể hình dung một NAFTA đã sửa đổi mà không có Canada trong đó.

"Hiện đại hóa nó là một điều tốt, nhưng tôi hy vọng Tổng thống có thể có bất kỳ thỏa thuận nào với Mexico và vẫn đạt được thỏa thuận với Canada một cách hợp lý nhất để mọi chuyện lại diễn ra bình thường ", ông Alexander nói.

Các nhóm ngành công nghiệp cũng cho biết thỏa thuận cuối cùng phải bao gồm Canada.

"Có được các điều khoản với Mexico là một dấu hiệu đáng khích lệ, nhưng đe dọa để rút Canada ra khỏi thỏa thuận hiện tại là không," Matthew Shay, Giám đốc điều hành của Liên đoàn bán lẻ quốc gia cho hay. "Chính quyền phải mang Canada, một đối tác thương mại thiết yếu, trở lại bàn thương lượng và đi đến một thỏa thuận ba bên."

Tổng thống, được cố vấn bởi ông Lighthizer và Jared Kushner, đã ca ngợi thỏa thuận sơ bộ là “một ngày trọng đại cho đất nước chúng ta”, thêm rằng “nhiều người” nghĩ rằng không ai có thể thỏa thuận được với Mexico.

Dịch từ nguồn:

https://www.nytimes.com/2018/08/27/us/politics/us-mexico-nafta-deal.html