Biểu hiện là lượng vay nợ của các doanh nghiệp đã tăng mạnh. Số liệu thống kê chính thức của chính phủ cũng không ghi chép được đầy đủ số lượng vay nợ này.

Tốc độ vay mượn doanh nghiệp ở Trung Quốc đang ở mức đáng báo động

“Ngành sản xuất đang gặp khó khăn. Tình trạng bất lợi nhiều năm nay trong ngành này đã gây ra sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận”, CBB cho biết trong một báo cáo. “Quan trọng là tình trạng này xảy ra trước cả khi Mỹ áp đợt thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc vừa hủy đàm phán với Mỹ và do đó sẽ không thể có 1 thỏa thuận thương mại vào mùa thu, đồng nghĩa tình hình sẽ xấu đi. Tốc độ vay mượn doanh nghiệp ở Trung Quốc đang ở mức đáng báo động. Hiện có 41% các doanh nghiệp Trung Quốc đi vay nợ - tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2012”.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc khi thông báo đánh mức thuế mới lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc kể từ hôm nay (24/9). Chính phủ Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế mới lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Việc này dẫn tới lo ngại rằng, xung đột giữa hai cường quốc có thể gây ra những ảnh hưởng lớn hơn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với trước đây.

Sự yếu kém trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa của Trung Quốc trong quý III năm nay được bù đắp bởi sự khởi sắc của lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế, theo khảo sát riêng của CBB.

Sự tương phản này phản ánh những nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong những năm tới từ dựa vào đầu tư sang hướng về tiêu dùng. Tăng trưởng mạnh về chi phí vốn của khu vực dịch vụ không được ghi chép lại bởi số liệu thống kê chính thức về đầu tư tài sản cố định đã cho thấy sự chậm lại, bởi vì những báo cáo này chủ yếu từ các ngành kinh tế cũ như sản xuất và bất động sản.

Dẫu vậy, báo cáo cảnh báo sự khởi sắc của ngành dịch vụ có thể sẽ không kéo dài lâu do lượng hàng tồn kho tăng quá nhanh.

“Tăng trưởng về lượng hàng tồn kho được cho là quá nhanh trong quý trước và tiếp tục tăng tốc chóng mặt trong quý này. Nền kinh tế cần bán lẻ, nhưng ngành bán lẻ vẫn cần nghỉ ngơi”.

Những diễn biến của thị trường bất động sản cùng với thị trường sản xuất hàng hóa đã tạo thành "đám mây đen" che phủ triển vọng kinh tế Trung Quốc.

“Mức độ vay nợ tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong khi dòng tiền suy giảm cho thấy nhiều công ty có thể đã dùng số tiền đi vay để đảo nợ”, báo cáo của CBB cho biết. “Bình luận gần đây đã gợi ý rằng Bắc Kinh có thể chống lại thuế quan của Mỹ bằng cách kích thích tăng trưởng trong thị trường bất động sản. Tuy nhiên, hiệu suất của quý III cho thấy phương án này không khả thi”.

Chính phủ đã cố gắng giảm thâm hụt ngân sách và tránh các biện pháp kích thích tiền tệ quy mô lớn để giúp viện trợ trong lĩnh vực tài chính của mình, vốn đã có sự gia tăng nợ lớn trong những năm gần đây do các biện pháp kích thích kinh tế trước đó. Bây giờ, các nhà phân tích ngày càng mong đợi nó có thể đảo ngược tình thế, hay ít nhất là có thể chống chọi được với suy thoái kinh tế và các mối đe dọa gây ra bởi cuộc xung đột thương mại./.

Dịch từ nguồn:

https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-09-23/china-beige-book-says-manufacturers-stressed-even-before-tariffs?srnd=premium-asia