Giá dầu thô Mỹ giảm hôm thứ Sáu, đánh dấu sự sụt giảm liên tục 10 phiên

Theo số liệu của Refinitiv, sự sụt giảm 10 ngày này là chuỗi ngày giảm sâu nhất đối với dầu thô Mỹ kể từ giữa năm 1984.

Giá dầu thô giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp do sản lượng ngày càng tăng từ các nhà xuất khẩu và triển vọng xấu hơn về nhu cầu dầu càng thúc đẩy sự bán tháo bởi sự sụt giảm thị trường lan rộng hơn trong tháng 10. Sự sụt giảm này cho thấy một sự đảo chiều mạnh đối với tháng trước, khi giá dầu chạm mức cao nhất trong 4 năm mà thị trường lo ngại việc Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 của OPEC, sẽ gây thiếu hụt nguồn cung xăng dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã miễn trừ tạm thời cho 8 quốc gia, cho phép các nước này tiếp tục mua dầu thô từ Iran, giải tỏa được mối lo ngại về sụt giảm nguồn cung.

Các nhà phân tích hiện đang tin rằng sự sụt giảm nguồn cung từ Iran sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán.

Trong khi đó, 3 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Ả rập Xê út đều “bơm” thêm nguồn cung dầu tới gần mức kỷ lục. Các thành viên OPEC và các nước xuất khẩu dầu khác cũng đang đẩy mạnh tăg sản lượng cung.

Dữ liệu sơ bộ trong tuần này cho thấy, sản lượng của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày.

Hôm thứ Sáu, công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes cho biết đã bổ sung thêm 12 giàn khoan vào các mỏ dầu của Mỹ, mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng 5.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, có một mức tăng trần đối với tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ.

Michael Kelly, nghiên cứu cấp cao về khai thác và xuất khẩu của Seaport Global Securities, cho biết các báo cáo thu nhập hàng quý cho thấy các máy khoan tập trung vào việc tạo ra dòng tiền và thu nhập cao, thay vì tăng sản lượng bằng mọi giá.

Khoảng 20 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu bắt đầu giới hạn sản lượng vào năm 2017 để tiêu thụ một lượng dầu thô cực lớn trên toàn cầu. Hồi tháng 6, nhóm này đã đồng ý khôi phục lại số sản lượng bị cắt giảm và các nhà xuất khẩu dùng lượng dự trữ của họ đã “bơm” thêm dầu kể từ sau đó.

Tuy nhiên, Nga và Ả rập Xê út được cho là đang đàm phán để thực hiện một đợt cắt giảm sản lượng khác.

Một ủy ban đại diện cho liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ họp vào cuối tuần này để đưa ra đề xuất giới hạn sản xuất cho cả nhóm. Tháng trước, Ủy ban Giám sát Liên bang cho biết nhóm có thể cần phải thay đổi và bắt đầu cắt giảm sản xuất một lần nữa.

"Ủy ban giám sát đóng vai trò quan trọng, nhưng có vẻ như sự đồng thuận là để xây dựng xung quanh những gì Nga và Ả rập Xê út quyết định, điều đó sẽ được thể chế hóa", Malek của J.P. Morgan cho hay./.

Dịch từ nguồn:

https://www.cnbc.com/2018/11/09/oil-markets-crude-supply-global-economy-in-focus.html