Thứ 6 tuần trước, IMF cho biết tổ chức này sẽ đưa ra mức lãi suất sàn 0,05% đối với lãi suất của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - một dạng tiền dự trữ riêng của IMF.

Động thái này của IMF cho thấy, điều kiện tài chính toàn cầu hiện tại có vẻ dễ thở hơn sau hơn 5 năm kết thúc cuộc Đại suy thoái, thời điểm mà lãi suất giảm xuống thấp nhất trong 68 năm trở về trước.

Cắt giảm lãi suất, mua sắm tài sản và định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên thị trường tài chính, buộc người tham gia phải thích ứng với những phương thức mới.

"Theo mức lãi suất chung hiện tại, thì lãi suất SDR cho hàng tuần tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 27/10, với lãi suất sàn ở mức 0,05%", ban điều hành IMF cho biết.

SDRs ra đời nhằm cung cấp cho các quốc gia thành viên một nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. IMF nhận tiền đóng góp và sử dụng nguồn góp đó, cộng thêm với các tài trợ khẩn cấp đặc biệt để cho một số nước thành viên vay, nhằm ổn định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn hạn. Tỷ lệ SDR được tính theo bình quân lãi suất phi rủi ro trong 3 tháng của đồng Euro, Yen, USD và bảng Anh.

Sau khi ở mức dương trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, thì gần đây, tỷ lệ cả đồng Euro và đồng Yen đã giảm xuống dưới con số 0, do bị ảnh hưởng bởi phản ứng của Ngân hàng Trung ương châu Âu đối với tỷ lệ âm và việc Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục nới lỏng.

Gần đây nhất, tỷ lệ lãi sàn hàng tuần ở mức 0.03%. Điều đó phản ánh tỷ giá đồng Euro giảm 0,02%, tỷ giá đồng Yen giảm 0,01%, tỷ lệ USD tăng 0,01% và bảng Anh là 0,05%. Tỷ lệ đó sẽ được thay thế bằng mức sàn 0,05% bắt đầu từ tuần này.

Một quan chức cấp cao của IMF cho hay, lãi suất âm có thể gây ra một số vấn đề. Không có cơ sở pháp lý nào trong các quy định của tổ chức rằng phải trả lãi suất âm; điều này vô hình chung đã tạo ra một tình huống chủ nợ phải trả tiền để cho Quỹ vay tiền, từ đó sẽ đóng băng thị trường SDR khi không một quốc gia nào muốn tham gia nữa.

Bên cạnh đó, điều này cũng gây ra sự cố trong cơ chế "chia sẻ gánh nặng" của IMF. Trong hệ thống này, rủi ro tín dụng từ các quốc gia không phải trả các khoản vay IMF thì sẽ được chia sẻ giữa các thành viên, thông qua khấu trừ một phần lãi suất mà họ nhận được./.

Dịch từ nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/9b3ea266-5bcc-11e4-a674-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3HJ5WTpi1