EU yêu cầu WTO giải quyết tranh chấp thương mại với Nga

Theo Reuters, ngày 31/10, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giải quyết vụ tranh chấp thương mại với Nga về việc Moskva áp mức thuế cao đối với nông sản và hàng chế tạo xuất khẩu của EU.
WTO cho hay EU cáo buộc Nga áp mức thuế nhập khẩu cao hơn quy định đối với một số loại hàng hóa, trong đó có giấy và bìa cứng, dầu cọ, các sản phẩm từ dầu cọ, và tủ lạnh.
Theo quy định của WTO, Nga có 60 ngày để giải quyết vấn đề trên thông qua đàm phán trực tiếp với EU. Sau đó, EU có thể yêu cầu WTO phân xử vụ tranh chấp thương mại này.

Dịch Ebola có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng lương thực ở Tây Phi

Nhóm bộ trưởng nông nghiệp các nước Tây Phi đều nhất trí quan điểm rằng hoạt động phối hợp và hỗ trợ tài chính của các nước trên thế giới là rất cần thiết nhằm ngăn chặn không để bệnh dịch Ebola đe dọa tới tình hình an ninh lương thực toàn cầu.

Tại Sierra Leone, nơi hàng nghìn người đang bị nhiễm Ebola và có tới hơn 900 người đã chết vì dịch bệnh này, 40% nông dân đã ngừng các hoạt động sản xuất. Ông Joseph Sam Sesay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone, cho biết các khu vực trồng ca cao và càphê, vốn chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của nước này, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Ebola.
Trước khi dịch Ebola lan sang Sierra Leone vào tháng 5/2014, Chính phủ nước này dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ đạt hơn 11% trong năm nay. Tuy nhiên, con số đó giờ đã bị hạ xuống chỉ còn khoảng 3%. Trong khi đó, Chính phủ Liberia cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2014 từ 9% xuống còn 2%.

Khai mạc Diễn đàn kinh tế hồi giáo thế giới lần thứ 10 tại UAE

Ngày 28/10, Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo Thế giới (WIEF) lần thứ 10 đã khai mạc tại thành phố Dubai của Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hơn 2.700 đại diện đến từ hơn 100 quốc gia sẽ quy tụ tại sự kiện kéo dài ba ngày này để thảo luận sáng kiến "Đổi mới các quan hệ đối tác vì tăng trưởng kinh tế."
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Dubai, ông Hamad Buamim, cho biết mục đích của diễn đàn nhằm tạo ra các cơ hội tăng trưởng kinh tế không chỉ cho thế giới Hồi giáo mà còn cho toàn cầu.
Giới chuyên gia ước tính kinh tế của thế giới Hồi giáo sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, đạt 4.300 tỷ USD, do sự gia tăng của các trái phiếu Hồi giáo, còn gọi là Sukuk.

Pháp và Italy công bố biện pháp mới nhằm cân bằng ngân sách

Trong bối cảnh đang bị chỉ trích vì không tôn trọng cam kết tài chính với Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Pháp ngày 27/10 đã công bố những biện pháp mới trong Dự thảo ngân sách năm 2015 nhằm thu hẹp thâm hụt ngân sách, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin cho biết lộ trình tài chính năm tới chú trọng giảm thâm hụt ngân sách ở mức 3,6 tỷ euro, tương đương 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn năm 2014-2015.
Nga và Ukraine đạt thỏa thuận khí đốt

Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khí đốt, theo đó Moscow sẽ cung cấp khí đốt cho Kiev trong mùa đông năm nay.

Thỏa thuận cũng quy định Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine sẽ phải thanh toán cho Moscow được tổng cộng 3,1 trong số 5,3 tỷ USD nợ mua khí đốt vào cuối năm nay. Số tiền này được chi làm hai đợt thanh toán lần lượt là 1,45 tỷ USD và 1,65 tỷ USD. Đợt đầu tiên được thanh toán ngay sau khi thỏa thuận ký kết và trước đợt hàng mới. Đợt hai được thực hiện vào cuối năm nay.
Điều kiện mà Kiev đặt ra cho việc trả tiền mua khí đốt của Nga là Moscow phải đồng ý bán khí đốt tự nhiên cho nước láng giềng Đông Âu ở mức 378 USD/1.000 m3 trong năm nay và giảm xuống còn 365 USD trong quý I/2015./.EU yêu cầu WTO giải quyết tranh chấp thương mại với Nga

Theo Reuters, ngày 31/10, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giải quyết vụ tranh chấp thương mại với Nga về việc Moskva áp mức thuế cao đối với nông sản và hàng chế tạo xuất khẩu của EU.
WTO cho hay EU cáo buộc Nga áp mức thuế nhập khẩu cao hơn quy định đối với một số loại hàng hóa, trong đó có giấy và bìa cứng, dầu cọ, các sản phẩm từ dầu cọ, và tủ lạnh.
Theo quy định của WTO, Nga có 60 ngày để giải quyết vấn đề trên thông qua đàm phán trực tiếp với EU. Sau đó, EU có thể yêu cầu WTO phân xử vụ tranh chấp thương mại này.

Dịch Ebola có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng lương thực ở Tây Phi

Nhóm bộ trưởng nông nghiệp các nước Tây Phi đều nhất trí quan điểm rằng hoạt động phối hợp và hỗ trợ tài chính của các nước trên thế giới là rất cần thiết nhằm ngăn chặn không để bệnh dịch Ebola đe dọa tới tình hình an ninh lương thực toàn cầu.

Tại Sierra Leone, nơi hàng nghìn người đang bị nhiễm Ebola và có tới hơn 900 người đã chết vì dịch bệnh này, 40% nông dân đã ngừng các hoạt động sản xuất. Ông Joseph Sam Sesay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone, cho biết các khu vực trồng ca cao và càphê, vốn chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của nước này, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Ebola.
Trước khi dịch Ebola lan sang Sierra Leone vào tháng 5/2014, Chính phủ nước này dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ đạt hơn 11% trong năm nay. Tuy nhiên, con số đó giờ đã bị hạ xuống chỉ còn khoảng 3%. Trong khi đó, Chính phủ Liberia cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2014 từ 9% xuống còn 2%.

Khai mạc Diễn đàn kinh tế hồi giáo thế giới lần thứ 10 tại UAE

Ngày 28/10, Diễn đàn Kinh tế Hồi giáo Thế giới (WIEF) lần thứ 10 đã khai mạc tại thành phố Dubai của Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hơn 2.700 đại diện đến từ hơn 100 quốc gia sẽ quy tụ tại sự kiện kéo dài ba ngày này để thảo luận sáng kiến "Đổi mới các quan hệ đối tác vì tăng trưởng kinh tế."
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Dubai, ông Hamad Buamim, cho biết mục đích của diễn đàn nhằm tạo ra các cơ hội tăng trưởng kinh tế không chỉ cho thế giới Hồi giáo mà còn cho toàn cầu.
Giới chuyên gia ước tính kinh tế của thế giới Hồi giáo sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, đạt 4.300 tỷ USD, do sự gia tăng của các trái phiếu Hồi giáo, còn gọi là Sukuk.

Pháp và Italy công bố biện pháp mới nhằm cân bằng ngân sách

Trong bối cảnh đang bị chỉ trích vì không tôn trọng cam kết tài chính với Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Pháp ngày 27/10 đã công bố những biện pháp mới trong Dự thảo ngân sách năm 2015 nhằm thu hẹp thâm hụt ngân sách, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin cho biết lộ trình tài chính năm tới chú trọng giảm thâm hụt ngân sách ở mức 3,6 tỷ euro, tương đương 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn năm 2014-2015.
Nga và Ukraine đạt thỏa thuận khí đốt

Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khí đốt, theo đó Moscow sẽ cung cấp khí đốt cho Kiev trong mùa đông năm nay.

Thỏa thuận cũng quy định Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine sẽ phải thanh toán cho Moscow được tổng cộng 3,1 trong số 5,3 tỷ USD nợ mua khí đốt vào cuối năm nay. Số tiền này được chi làm hai đợt thanh toán lần lượt là 1,45 tỷ USD và 1,65 tỷ USD. Đợt đầu tiên được thanh toán ngay sau khi thỏa thuận ký kết và trước đợt hàng mới. Đợt hai được thực hiện vào cuối năm nay.
Điều kiện mà Kiev đặt ra cho việc trả tiền mua khí đốt của Nga là Moscow phải đồng ý bán khí đốt tự nhiên cho nước láng giềng Đông Âu ở mức 378 USD/1.000 m3 trong năm nay và giảm xuống còn 365 USD trong quý I/2015./.