Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại diễn đàn APEC

Đối với Tổng thống Nga, thỏa thuận này có thể không đem lại nhiều lợi ích thương mại nhưng chắc chắn sẽ củng cố mối quan hệ với nước láng giềng phía đông này.

Theo các quan chức Nga và các nhà phân tích an ninh, căng thẳng tồi tệ nhất giữa Moscow với phương Tây kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đã khiến chính phủ Putin phải gắn lợi ích an ninh sát sườn với Trung Quốc bởi vì khối an ninh châu Âu - Đại Tây Dương đã không thể hàn gắn.

"Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là vô cùng quan trọng để gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, làm cho nó ổn định hơn", ông Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc, đúng hai tuần sau khi ông cáo buộc Mỹ gây bất ổn trên thế giới do thường xuyên vi phạm luật pháp quốc tế.

Nhà ngoại giao và các nhà phân tích Nga cũng cho biết, Moscow hy vọng sẽ xây dựng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Co-operation Organisation), được thành lập bởi Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tadjikistan vào năm 1996, thành một liên minh an ninh có ý nghĩa hơn.

"Đáng buồn thay, không có gì bảo đảm và chắc chắn rằng, hệ thống an ninh toàn cầu và khu vực hiện tại có thể bảo vệ chúng ta khỏi những biến động. Hệ thống anh ninh này đã trở nên suy yếu nghiêm trọng, chia rẽ và thay đổi ", ông Putin nói. Ông cáo buộc Mỹ tạo ra một trật tự thế giới mà ở đó bạo lực trở thành phương tiện duy nhất để giải quyết xung đột.

Luật NATO Nga đã cam kết không tạo ra các căn cứ lâu dài trên biên giới Nga, tuy nhiên sự căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Nga lo ngại rằng cam kết này không còn giá trị nữa.

Ngoài ra, mặc dù NATO có ý định chào đón Ukraine và Gruzia vào liên minh quân sự này, song các nước thành viên cho rằng, về mặt chính trị không thể khai trừ thành viên của mình để sử dụng Ukraine và Gruzia như vùng đệm giữa liên minh phương Tây và Nga.

Tổng thống Putin nghi ngại diễn biến sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tổng thống Mỹ kế nhiệm trong tương lai nhiều khả năng sẽ hiếu chiến với Nga hơn so với ông Barack Obama, người luôn tìm kiếm giải pháp với hy vọng thiết lập lại quan hệ hai nước.

"Điều này buộc Nga đổi hướng về phía Trung Quốc và Iran ", ông Cliff Kupchan, chủ tịch Công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nhận định.

Moscow đã có phản ứng lại trước NATO. Lực lượng không quân Nga đã thăm dò không phận của các thành viên NATO tần suất và phạm vi ngày càng gia tăng trong vòng hai năm qua, nhiều lần khiên quân đội châu Âu từ Na Uy đến Thổ Nhĩ Kỳ va chạm máy bay chiến đấu./.

Dịch từ nguồn: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/31e95c5e-68b8-11e4-af00-00144feabdc0.html#axzz3IjFDPQvQ