Cố vấn của ông Abe đã cam kết thực hiện cải cách cơ cấu một cách mạnh tay, trong khi mở rộng lợi ích của chính sách kinh tế Abenomics của ông tới các vùng trong khu vực.

Tuy nhiên, số liệu kinh tế không mấy lạc quan đã cho thấy, chính sách này không thành công như mong đợi và các giải pháp đối phó trong ngắn hạn có thể là tăng cường các biện pháp kích thích hoặc trì hoãn việc tăng thuế tiêu dùng lần 2, mà theo kế hoạch sẽ là vào tháng 10/2015.

“Abenomics đang gặp vấn đề bởi việc triển khai chưa đủ nhanh”, ông Robert Feldman, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Morgan Stanley MUFG ở Tokyo cho biết. Giống như nhiều người khác, ông Feldman cho rằng, Thủ tướng Abe phải đẩy nhanh cải cách thị trường lao động để tăng hiệu suất kinh tế.

Nếu thất bại, kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào trạng thái tăng trưởng thấp, hoặc tồi tệ hơn là không thể giảm được mức nợ công gấp đôi quy mô nền kinh tế.

Trong khi đó, hầu hết các cử tri Nhật Bản muốn trì hoãn tăng thuế tiêu dùng lần 2, bởi lần tăng thuế đầu tiên từ 5% lên 8% hồi tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng dến đà phục hồi của kinh tế nước này.

Hàng loạt số liệu gần đây cho thấy thực trạng đáng lo ngại của nền kinh tế Nhật Bản. GDP quý II đã giảm tới 6,8%, thu nhập thực tế giảm 13 tháng liên tiếp và vấn đề tăng lương không theo kịp tốc độ tăng giá cả

Sự sụt giảm kinh tế đang gây hoài nghi cho chính sách của ông Abe thông quan các biện pháp kích thích và tăng giá nhằm tăng hiệu suất doanh nghiệp cũng như tăng lương cho người lao động, từ đó kích thích tiêu dùng và ổn định tăng trưởng kinh tế.

Etsuro Honda, một trong những người đưa ra chính sách phục hồi tiền tệ của Nhật Bản, cho rằng quốc gia này nên hoãn tăng thuế cho đến năm 2017, và chỉ thực hiện nếu tiền lương tăng bắt kịp với lạm phát./.

Nguồn:
http://uk.reuters.com/article/2014/09/02/uk-japan-economy-abenomics-idUKKBN0GX0WA20140902