Hôm 3/9, giới lãnh đạo Mỹ đã hoàn tất nội dung chi tiết về bảo hiểm thanh khoản, trong đó yêu cầu ngân hàng phải giữ lại một mức tài sản nhất định có thể nhanh chóng chuyển sang tiền mặt – nhằm phòng ngừa khả năng khủng hoảng tín dụng trong tương lai.

Nếu biện pháp mới được áp dụng, các ngân hàng sẽ phải giữ lại tài sản có tính thanh khoản chất lượng trong vòng 30 ngày, nhiều hơn 100 tỷ USD so với hiện có . Tài sản được coi là chất lượng cao ở đây bao gồm dự trữ FED và trái phiếu kho bạc.

Quy định về thanh khoản này là phiên bản cải cách Basel III toàn cầu của Mỹ nhằm ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính. Ban đầu, nó sẽ chỉ áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, FED dự kiến ​​đề xuất một kế hoạch sẽ mở rộng biện pháp để các ngân hàng nước ngoài lớn nhất đang trực tiếp nắm các công ty của Mỹ.

"Cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy, hầu hết các tổ chức tài chính lớn nhất và quan trọng nhất của chúng tôi đã không giữ đủ lượng tài sản có tính thanh khoản chất lượng cao trên thị trường," Chủ tịch Fed Janet Yellen phát biểu. Chính bởi thiếu tài sản thanh khoản là lý do khiến Lehman Brothers sụp đổ.

Các quy tắc thanh khoản Mỹ sẽ được thực hiện dần dần, trong đó, các ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ ngày 01/01/2017. Thời hạn này còn nghiêm ngặt hơn so với Basel khi thời gian thực hiện bắt đầu từ 01/01/2019.

Kế hoạch của Fed chủ yếu đưa ra đề xuất cho tháng 10 tới. Các nhà lãnh đạo cũng tính thêm một số loại nợ và chứng khoán vốn vào tài sản có tính thanh khoản chất lượng cao.

Chính quyền địa phương đang bày tỏ quan ngại về quy định thanh khoản mới, bởi quy định này không đánh giá trái phiếu đô thị là tài sản lưu động chất lượng cao. Do đó, các thành phố của nước Mỹ cảnh báo rằng, nếu các quy định này chính thức được phê duyệt, họ sẽ phải đối mặt với khủng hoảng về ngân sách để chi trả cho trường học, đường giao thông và hệ thống thoát nước.../.

Dịch từ nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/08f13266-3372-11e4-85f1-00144feabdc0.html#axzz3CJPl69m1