Không chỉ mang ý nghĩa kinh tế…

Trước đó, theo lời mời của Thủ tướng Narendra Modi, ông Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự cuộc diễu hành hàng năm kỷ niệm Ngày Cộng hoà lần thứ 66 của Ấn Độ.

Dù mưa lớn, nhưng công tác tiếp đón trọng thể và bảo vệ nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay tại thủ đô New Delhi đã đem lại cho Ấn Độ hàng tỷ USD đầu tư trong thương mại hạt nhân và tăng cường quan hệ quốc phòng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Cộng hoà của Ấn Độ từ phía sau lớp kính chống đạn

Cả hai bên đều hy vọng có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc nhằm kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Obama cho biết, Ấn Độ chỉ chiếm 2% nhập khẩu và 1% xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó, thương mại song phương hàng năm đạt 100 tỷ USD, ít hơn 1% so với quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ và Mỹ rằng: "Chúng ta đang đi đúng hướng, chúng ta cũng biết rằng mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ được xác định bởi rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Mọi người ở đây sẽ đồng ý với điều này, chúng ta phải làm tốt hơn."

Còn Tổng thống Modi cho biết đầu tư của Mỹ ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong vòng bốn tháng qua và ông cam kết sẽ làm nhiều hơn để cánh cửa đầu tư vào Ấn Độ cho các doanh nghiệp sẽ rộng mở hơn bao giờ hết.

Người đồng cấp Obama khẳng định, ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ sẽ tài trợ 1 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Tổng công ty đầu tư tư nhân của Mỹ ở nước ngoài sẽ cho vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực nông thôn của Ấn Độ.

Hơn nữa, Cơ quan Thương mại và Phát triển về năng lượng tái tạo của Mỹ cũng cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào lĩnh vực này tại Ấn Độ.

Quan trọng nhất là các thỏa thuận được ký kết, tạo nên bước tiến quan trọng cho quan hệ nhiều mặt của 2 quốc gia, dù vào năm 2006 một hiệp ước giữa 2 nước đã khiến các công ty Mỹ từ ngừng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ và điều này đã trở thành một trong những chướng ngại lớn trong quan hệ song phương của 2 quốc gia thời kỳ trước.

…mà còn tạo sức ảnh hưởng chính trị

Chuyến thăm lần thứ hai của tổng thống Obama là bước tiến triển mới nhất trong mối quan hệ Mỹ - Ấn "đầy sóng gió" khi mà một năm trước đây còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ và tranh chấp ngoại giao dữ dội.

Modi đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế và quan hệ đối ngoại của đất nước kể từ các cuộc bầu cử của ông hồi tháng 5/2014.

Mỹ coi Ấn Độ là một thị trường rộng lớn và tiềm năng đối trọng với Trung Quốc, nhưng cũng đã từng thất vọng với tốc độ cải cách kinh tế của New Delhi.

Obama phát biểu tại một diễn đàn của các CEO đến từ 2 nước tại New Delhi rằng:"Hiện vẫn còn quá nhiều rào cản cần vượt qua, hạn chế từ nạn quan liêu khiến cho việc bắt đầu hoạt động của một doanh nghiệp, hoặc hoạt động xuất nhập khẩu, chốt một thỏa thuận hay cung cấp về một thỏa thuận trở nên khó khăn.

Về vấn đề tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Modi và Obama cũng đã cùng đưa ra cam kết chung của họ đối với tự do hàng hải ở Biển Đông.

Ngày 26/01 nhà Trắng cho biết Ấn Độ thậm chí còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với Nhà nước Hồi giáo IS, nhấn mạnh rằng New Delhi đang ngày càng được chuẩn bị đầy đủ để tham gia vào hoạt động bảo vệ an ninh toàn cầu.

Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý thiết lập khuôn khổ hợp tác quốc phòng với thời hạn 10 năm và giao dịch về hợp tác, trong đó có hợp tác sản xuất máy bay không người lái và thiết bị cho máy bay vận tải quân sự./.

Dịch từ nguồn: http://www.reuters.com/article/2015/01/26/us-india-obama-idUSKBN0KX0OW20150126