Ngày 28/1, giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) đã tăng thêm 1,08 USD (tương đương 2,4%), chốt ở mức 45,16 USD/thùng. Dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 ổn định với giá 49,60 USD/thùng tại London, tăng 1,44 USD so với mức giá hôm đầu tuần.

Chỉ vài ngày trước, giá dầu thô kỳ hạn đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009. Dầu thô đã giảm giá trị gần 60% kể từ tháng 6 năm ngoái do nguồn cung dư thừa, chủ yếu do các dự án sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.

Đồng bạc xanh USD đã lên giá trong nhiều tháng qua, làm tăng thêm áp lực lên thị trường dầu mỏ. Sự giảm nhẹ của nó so với các đồng tiền khác ngày 28/1 có thể giúp các đối thủ lớn như đồng Euro, Yen và Bảng Anh tăng thêm lượng mua vào. Kyle Cooper thuộc công ty tư vấn IAF Advisors cho biết: "Tôi không thấy được bất cứ điều lạc quan nào cho WTI. Cổ phiếu đang ngày càng mất giá, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường hàng hóa."

Các đơn hàng mới của ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Mỹ cũng bất ngờ giảm trong tháng 12 vừa qua, điều này báo hiệu sự suy yếu trong lĩnh vực khai thác và sản xuất dầu mỏ.

Saudi Aramco - công ty sản xuất và xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới thừa nhận rằng, giá dầu đã giảm quá nhiều, và thị trường chính là yếu tố giúp nâng giá dầu lên như hiện nay chứ không phải là do các nhà sản xuất của OPEC.

Khalid al-Falih - chủ tịch của tập đoàn năng lượng quốc doanh Saudi Aramco cho biết công nghiệp sản xuất đá phiến của Mỹ rất quan trọng cho tương lai năng lượng lâu dài của thế giới và Saudi Aramco đã dành thêm 7 tỷ USD cho các dự án dầu khí đá phiến của mình.

Tháng mười vừa qua, OPEC đã phản đối những kêu gọi giảm sản xuất dầu khi phải đối mặt với việc giá cả giảm, và vẫn giữ trần sản lượng 30 triệu thùng mỗi ngày. Quyết định này càng gây ảnh hưởng đến việc giảm giá cả các mặt hàng trên thế giới trong thời gian qua.

Dịch từ nguồn: http://www.channelnewsasia.com/news/business/oil-rebounds-sharply-from/1620054.html