Nguyên nhân chính của sự điều chỉnh này là do ước tính hàng tồn kho và vốn đầu tư còn lại ít hơn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã tính toán thêm phần bù đắp thay thế bằng cách tăng thuế bán hàng.

Nhìn chung, các số liệu cho thấy, Nhật Bản đang từ từ vực lên khỏi suy thoái kinh tế vào cuối năm 2014, tuy vậy đà phát triển của kinh tế trong nước vẫn không như mong đợi.

"Sự thay đổi tiêu cực trong đầu tư xây dựng là tin xấu đối với triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, nhìn chung đều tốt, bởi hàng tồn kho là lý do chính khiến cho điều chỉnh GDP giảm và tiêu dùng cá nhân tăng", Naohiko Baba thuộc Goldman Sachs ở Tokyo cho biết.

Ước tính tăng trưởng hàng tồn kho giảm, từ việc đóng góp thêm 0,7 điểm phần trăm tăng trưởng hàng năm, thay vào đó đã mất đi 0,7 điểm phần trăm. Thay đổi hàng tồn kho chỉ xảy ra một lần và không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển.

Ngược lại, tiêu thụ trong gia đình được điều chỉnh tăng lên với mức 2% hàng năm so với báo cáo trước đó là 1,1%. Tiêu thụ tại Nhật Bản đã bị tác động đáng kể sau khi chính phủ nước này tăng thuế bán hàng từ 5% đến 8% trong tháng 4 năm ngoái, khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái trong quý II và quý III.

Các nhà kinh tế đề nghị doanh nghiệp sẽ phải tăng gia sản xuất để thay thế cho lượng hàng tồn kho còn lại. Tuy vậy ít nhiều hứa hẹn sẽ giảm đầu tư doanh nghiệp, hiện đang ở mức 0,3%/năm - quý thứ ba liên tiếp sụt giảm - so với mức tăng 0,4% theo báo cáo ban đầu.

Đầu tư yếu cho thấy, các công ty của Nhật Bản vẫn chưa đủ tự tin để đẩy mạnh kế hoạch chi tiêu, mặc dù lãi suất hiện đang thấp kỷ lục và giá cổ phiếu tăng cao. Ngân hàng Nhật Bản đang mong đợi tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh để thúc đẩy nhu cầu của người dân, cũng như để đạt mục tiêu lạm phát 2%.

Ngoài ra, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản theo thời điểm nhất định tăng từ 853 tỷ Yen tháng 12 lên 1,058 tỷ Yen vào tháng 1, điều này đã cho thấy lợi ích đáng kể từ việc giá dầu giảm. Lần đầu tiên tài khoản vãng lai của Nhật Bản rơi vào thâm hụt trong nhiều thập kỷ là bởi thảm họa hạt nhân Fukushima khiến lượng dầu nhập khẩu tăng vọt.

"Tóm lại, chúng tôi cho rằng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ đạt khoảng 3% GDP trong năm nay, một sự cải thiện đáng kể từ 0,5% của năm 2014", Marcel Thieliant, kinh tế gia Nhật Bản tại Capital Economics, Singapore cho biết./.

Dịch từ nguồn http://www.ft.com/intl/cms/s/0/3d18e2fa-c607-11e4-bd6b-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3TwdOSSud