USD tăng mạnh một phần do triển vọng lãi suất của Mỹ cao và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều đó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu, các công ty Mỹ hoạt động trên quy mô quốc tế, và có thể hạn chế lạm phát do giá nhập khẩu giảm.

Chỉ số của đồng USD sau khi đo cùng với các đơn vị tiền tệ khác tăng gần 0,9%, mức cao nhất trong vòng 12 qua.

Theo chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi, đồng Euro đã giảm dưới 1,06 USD, các đơn vị tiền tệ giá rẻ đang giúp đảo ngược tình hình suy giảm tiền tệ nghiêm trọng trong khu vực đồng Euro thời gian qua, ông cũng cho biết điều này giúp cho sự phát triển của khu vực đồng Euro đang "đi đúng hướng".

Một số nhà hoạch định chính sách thừa nhận rằng giá trị của đồng USD là mối quan tâm sâu sắc của nhiều công ty lớn. James Bullard, chủ tịch của St Louis Fed đã chia sẻ với tờ Financial Times vào hôm thứ Hai rằng, ông có thể hiểu được sự "bàng hoàng" của một số công ty trước tình hình đồng USD tăng mạnh. Ông cũng nói thêm rằng, phần lớn lợi nhuận của các công ty lớn hiện nay đều tính bằng đơn vị đồng USD.

Ông cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng để thực thi các chính sách tiền tệ tốt nhất cho Hoa Kỳ trong khả năng có thể, chúng tôi cũng sẽ để tỷ giá hối đoái ở mức độ hợp lý nhằm cân bằng thị trường quốc tế”.

Gary Cohn, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Goldman Sachs cho biết, các động thái ngoại hối đang đặt Fed trong một “vị trí rất khó khăn".

Ông cũng chia sẻ thêm với Bloomberg Business rằng: "FED sẽ tiếp tục ở trong trạng thái tiến thoái lưỡng nan về kế hoạch tăng lãi suất, về cơ bản tôi hiểu lý do tại sao họ muốn thực hiện chính sách này, nhưng họ có thể gặp phải trở ngại bởi bối cảnh tiền tệ hiện nay và sự chú ý của toàn thế giới tới sức mạnh của đồng USD, bên cạnh đó là việc giá trị của đơn vị tiền tệ của một số nước khác trên thế giới đang theo xu hướng giảm".

Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại Markit, người đã đưa ra dự báo vào tháng 12 vừa qua rằng đồng Euro sẽ có giá trị tương đương so với đồng USD trong năm nay, cho biết: "Việc Fed cho thấy họ sẽ tăng lãi suất trong năm nay đã gây nên tác động lớn cho tỷ giá hối đoái. Sự phân kỳ rõ ràng giữa các ngân hàng trung ương Mỹ và ECB là sự vận động thị trường lớn trong năm 2015. "

Tại một cuộc họp ở Frankfurt, ông Draghi đã cho biết sự sụt giảm của các đơn vị tiền tệ, tình trạng giá dầu giảm và chương trình nới lỏng định lượng của các ngân hàng đã khiến các nhà kinh tế của ECB nâng cấp dự báo kinh tế của họ.

Đồng tiền chung châu Âu đã giảm thêm 1% trong phiên giao dịch hôm thứ Tư vừa qua, lần đầu tiên sau 12 năm thấp hơn 1,0556 USD. Hiện tại đồng Euro đã giảm 12% kể từ đầu năm nay.

Nhiều nhà kinh tế hiện nay thậm chí mong đợi đồng Euro sẽ tiếp tục giảm so với đồng USD như tốc độ phục hồi của Mỹ, họ cũng mong đợi FED sẽ chuẩn bị cho chính sách tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua.

Dịch từ nguồn: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/e7751708-c7d0-11e4-8210-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3U85LIRZ4