Chỉ số chiết suất dầu của Fed trong tháng 2 vừa qua đạt 179,8 điểm, tăng 0,4% so với tháng 1 và 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ted Wieseman, nhà kinh tế tại Morgan Stanley lưu ý, sự mất cân bằng giữa cung và cầu của thị trường dầu chưa được giải quyết.

Giá dầu giảm mạnh có tác động không nhỏ đối với khai thác dầu mỏ và khí đốt. Hoạt động khoan dầu trong tháng 2 đã giảm 17,4% so với tháng trước theo thống kê của Fed và giảm 21,4% so với năm ngoái.

Sau 4 năm liên tiếp ở mức cao nhất trong lịch sử, thì giá xăng dầu đã giảm mạnh vào giữa năm 2014 và kéo dài cho tới thời điểm hiện tại. Một trong số các nguyên nhân của tình trạng này đó là việc Mỹ và châu Âu đã tiết kiệm nhiên liệu trong thời gian qua, hạn chế tiêu thụ xăng dầu, trong khi khu vực này tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, nguồn cung dầu cũng tăng lên từ các phương pháp khai thác dầu mới, như kỹ thuật khoan sâu và thủy lực bẻ gãy (fracking). Bên cạnh đó là các nguyên nhân khác, như nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm mạnh, châu Âu trên bờ vực sự suy thoái và đồng USD tăng giá trị trong thời điểm hiện tại.

Thay vì kìm hãm dư thừa bằng cách khai thác dầu ít hơn, thì các nhà xuất khẩu Trung Đông lại tham gia vào một cuộc chiến giá cả để bảo vệ thị phần của mình. OPEC quyết định không thay đổi sản lượng dầu khai thác càng đẩy giá dầu xuống thấp hơn.

Giá dầu đạt 53,27 USD vào cuối năm ngoái, giảm 46%, mức giảm sâu nhất kể từ năm 2008. Các nguồn cung mới như cát dầu của Canada và đá phiến Mỹ đã nới lỏng áp lực của OPEC trên thị trường.

Dịch từ nguồn: http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-03-16/fed-data-suggest-oil-prices-may-have-further-to-fall