Kế hoạch chi tiết được đưa ra từ Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Tom Price, bao gồm việc cắt giảm 5,468 nghìn tỷ USD cho các chương trình phúc lợi xã hội và chi tiêu công, điều này giúp tiết kiệm lãi suất so với chính sách hiện hành. Tuy nhiên, kế hoạch này gần như không có cơ hội trở thành luật.

Đề xuất mới của ông Price giống với kế hoạch ngân sách của người tiền nhiệm Paul Ryan, ông Ryan đã đưa ra dự thảo giả định về việc tiết kiệm 2 nghìn tỷ USD trong 10 năm từ việc bãi bỏ hoàn toàn Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (The Affordable Care Act), trong khi đây là luật cải cách y tế mà Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố sẽ bảo vệ trước đó.

Phương án của Price cũng đổi mới kế hoạch trước đây của Ryan, đưa ra những thay đổi gây tranh cãi cho Medicare (chương trình y tế giành cho người cao niên và một số đối tượng khuyết tật khác), ông đã biến nó thành một hệ thống trợ cấp bảo hiểm tư nhân, điều này gây ảnh hưởng lớn đến những người sinh ra vào năm 1959 hoặc sau đó.

Phương án này còn bao gồm việc cắt giảm 913 tỷ USD đối với Medicaid (chương trình bảo hiểm y tế cho người có lợi tức thấp và nguồn tài chính eo hẹp), thay vào đó ông chuyển sang một chương trình chăm sóc sức khỏe và trợ cấp khác dành cho người nghèo. Nó sẽ phân cấp các chương trình khác nhau cho các quốc gia thông qua các khoản tài trợ, bao gồm việc cung cấp tem phiếu thực phẩm và kinh phí vận chuyển. Ngân sách của chương trình Pell grants nhằm cấp học phí cho sinh viên đại học cũng sẽ bị thu hẹp lại.

Nghị quyết không ràng buộc này tái khẳng định tầm nhìn lâu dài của Đảng Cộng hòa về một chính phủ liên bang nhỏ hơn, nợ quốc gia ít đi, thuế thấp hơn và có thể tạo ra một nền kinh tế mạnh, điều này có khả năng sẽ được đưa ra trong chiến dịch tranh cử vào năm 2016.

Chủ tịch Ngân sách Thượng viện Mike Enzi lên kế hoạch cho ra mắt phiên bản ngân sách của ông cho đảng Cộng hòa vào thứ tư 18/03, bản kế hoạch này được dự kiến ​​sẽ thận trọng hơn, không bao gồm các chương trình cải cách y tế theo kiểu của Ryan mà sẽ ủng hộ các phương án tiết kiệm tương tự như những gì Obama đề xuất.

Phương án của Price có thể đấu tranh để giành được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa. Nó có thể tìm cách "thâu tóm" hoạt động chi tiêu, trên danh nghĩa tiết kiệm một khoản tiền lớn để giảm thiểu thâm hụt ngân sách cho phe “diều hâu”, trong khi đó lại tăng chi tiêu quân sự bằng cách thêm gần 40 tỷ USD cho một khoản kinh phí ngoài ngân sách chiến tranh.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vốn ủng hộ quân sự đã chào đón kế hoạch này với một sự hoài nghi. Người đại diện Ryan Zinke, một cựu tư lệnh Navy Seal cho biết: "Tôi không tin rằng kế hoạch ngân sách này bao gồm việc gia tăng chi phí quân sự".

Kế hoạch này đi ngược lại với yêu cầu ngân sách cho năm 2016 của ông Obama, kế hoạch của ông là sẽ tăng thuế đối với người giàu, số tiền vào khoảng 1 nghìn tỷ USD cho đến năm 2025 nhằm chi trả cho cơ sở hạ tầng và chi tiêu giáo dục, bù vào khoản thâm hụt hàng năm vào khoảng từ 400 đến 800 tỷ USD.

Đảng Dân chủ cho biết kế hoạch ngân sách của Đảng Cộng hòa chỉ là "mưu mẹo quảng cáo" và nó sẽ xóa sạch các chương trình hỗ trợ cho người nghèo, người cao tuổi và các gia đình công nhân.

Ông Obama đã phát biểu tại Nhà Trắng rằng: "Đó không phải là một ngân sách phản ánh tương lai và sự tăng trưởng".

Obama sẽ đến Cleveland vào thứ tư 18/03, ông dự kiến ​​sẽ đưa ra một bài phát biểu nhằm chỉ ra sự tương phản sắc nét giữa kế hoạch ngân sách của đảng Cộng hòa và các đề xuất chi tiêu của mình.

Ông Price cho rằng: "Khoản cắt giảm 5.500 tỷ USD trong chi tiêu hướng tới nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách, đồng nghĩa với việc khoản nợ công khổng lồ của Mỹ có thể giảm bớt và quốc gia có thể tránh được cuộc khủng hoảng tài khóa trầm trọng trong tương lai”.

Giống như kế hoạch ngân sách của đảng Cộng hòa trước đó, kế hoạch của Price lần này cũng không bao gồm việc tăng thuế./.

Dịch từ nguồn: http://www.reuters.com/article/2015/03/17/us-usa-budget-republicans-idUSKBN0MD1KU20150317