Theo bản thông cáo mới được đưa ra, đã thống nhất được ý kiến của ngày đầu tiên trong 2 ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, một số quốc gia có đường lối cứng rắn và chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (kiêm chủ trì hội nghị thượng đỉnh) đã thống nhất ý kiến sẽ đổi mới ngay lập tức các biện pháp trừng phạt Nga, do các biện pháp cũ sẽ hết hạn trong tháng Bảy sắp tới.

Nhưng việc đưa ra các biện pháp trừng phạt sẽ thông qua việc xem xét thỏa thuận Minsk và một số điều khoản khác, yêu cầu Nga đảm bảo an ninh biên giới với Ukraine và trao quyền kiểm soát cho chính quyền Ukraine, các quan chức tin rằng kế hoạch mở rộng biện pháp trừng phạt Nga hiện nay sẽ được điện Kremlin đảm bảo, rằng các biện pháp đó sẽ xứng đáng với điều khoản của các thỏa thuận với Nga.

Tại một cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh, ông Tusk cho biết: "Mục đích chung của chúng tôi rất, rất rõ ràng, chúng tôi phải duy trì các biện pháp trừng phạt cho đến khi thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ."

Các biện pháp trừng phạt của EU từ tháng 7 năm ngoái bao gồm lệnh cấm vận vũ khí với Nga, lệnh cấm bán các thiết bị khoan dầu tiên tiến từ Kremlin, đây là các biện pháp nhằm làm giảm năng lực của ngành năng lượng Nga. Điều quan trọng là việc này nhằm cản trở những ngân hàng lớn nhất của Nga khỏi việc kiếm lời từ các thị trường tài chính Châu Âu.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đã cân nhắc việc có nên trao thẩm quyền cho Brussels hay không về việc đánh giá các hợp đồng khí đốt giữa các công ty châu Âu và công ty khí đốt Gazprom khổng lồ của Nga. Ông Tusk đã nói rằng đây là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh cho đến thời điểm hiện tại.

Theo các nhà ngoại giao, ông Tusk và Ba Lan đã bị cô lập vì đã thúc đẩy Ủy ban châu Âu từ chối các hợp đồng khí đốt của công ty Gazprom nếu giá bán quá đắt hoặc vi phạm luật pháp EU. Các đề án được đề xuất nhằm ngăn chặn sự độc quyền về năng lượng của Nga, 30% lượng khí đốt của châu Âu được cung cấp từ Nga. Theo ông Tusk, Nga đang lạm dụng sự thống trị thị trường của nó.

Tuy nhiên, kết luận cuối cùng trong ngày đầu của hội nghị thượng đỉnh tại Brussels khá mơ hồ, và chỉ cho thấy rằng EU cần đảm bảo "sự minh bạch trong các thỏa thuận với Nga và sự phù hợp với các quy định an ninh năng lượng EU".

Ông Tusk dự đoán rằng ủy ban sẽ vạch ra các kế hoạch cụ thể với các đề xuất pháp lý và thể chế trong những tháng tới. Ông chia sẻ: “Tôi cảm thấy sau quyết định ngày hôm nay, khi nói đến an ninh năng lượng, tất cả các quốc gia thành viên đã sẵn sàng phối hợp và hợp tác với các tổ chức, các ủy ban để đảm bảo các hợp đồng khí đốt của châu Âu được an toàn."

Dịch từ nguồn: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/06925c84-ce86-11e4-86fc-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3Ut39lq00