Kết kuận tại phiên họp thường niên của quốc hội Trung Quốc cho biết Thủ tướng Lý Khắc Cường dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ vào khoảng 7% trong năm nay, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chững lại còn 6,5%, thấp hơn so với Ấn Độ, vào năm 2016.

Nhưng theo triển vọng khu vực hàng năm, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc sẽ chỉ tăng nhẹ lên 7,2% trong năm nay và 7% trong năm tới, so với mức tăng trưởng 7,4% trong năm 2014.

Takehiko Nakao, chủ tịch ADB cho biết: "Một phần là do giá dầu thấp hơn, vì vậy sức mua ở Trung Quốc tăng lên, những con số được đưa ra là tốc độ tăng trưởng rất đáng chú ý đối với một quốc gia có GDP bình quân đầu người là 7.000 USD."

ADB cho rằng chương trình cải cách của chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Shang-Jin Wei, nhà kinh tế trưởng của ADB cho biết: "Cho dù dân số trong độ tuổi lao động đang dần thu hẹp và chi phí lao động tăng, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể tiếp tiếp tục tăng trưởng vững chắc miễn là chính phủ Trung Quốc duy trì tiến độ ổn định cho chương trình cải cách kinh tế của đất nước".

Ông cũng nói thêm rằng: "Việc giảm sự thống trị của các ngân hàng quốc doanh và tự do hoá lãi suất trong khi vẫn giữ tài chính ổn định là một yếu tố quan trọng của gói cải cách."

ADB cho biết thêm rằng những rủi ro đối với triển vọng khu vực đầy lạc quan của Trung Quốc bao gồm nợ trong nước, khoản nợ gần như đã tăng lên gấp đôi tới 34 nghìn tỷ USD trong 5 năm, tính đến năm 2013 do nhu cầu lớn về tín dụng của khu vực tư nhân. Các ngân hàng cho biết trong báo cáo của mình rằng: "Mặc dù nợ trong nước vẫn ở mức kiểm soát được, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải chú ý cẩn thận đến tốc độ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo duy trì hệ thống tài chính lành mạnh, hiệu quả, có quy định và toàn diện."

Bên cạnh đó, ngân hàng rất lạc quan về triển vọng của Ấn Độ, ADB dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế Ấn Độ sẽ vươn đến 7,8% trong 12 tháng tới và 8,2% trong năm tài chính tiếp theo.

Trong thời gian gần đây, ngân hàng ADB có trụ sở tại Manila, Philippines với cổ đông lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản đang bị cuốn vào một cuộc đấu tranh về địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington, từ việc thành lập một ngân hàng phát triển có tính cạnh tranh cao của Trung Quốc, đó là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Ông Nakao từ chối bình luận về những tranh cãi liên quan đến vấn đề trên, trong khi tình trạng trở nên căng thẳng hơn vào đầu tháng này khi Anh và một số nước khác ở châu Âu quyết định tham gia góp vốn vào AIIB, bỏ qua những ý kiến của Mỹ. Tuy nhiên, ông đã nghiên cứu về các khả năng hợp tác với các ngân hàng mới, dự kiến sẽ được tung ra vào cuối tháng này.

Dịch từ nguồn: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/ad0f53c6-d1c1-11e4-86c8-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3VHp6RJs5