Ngược lại, trong tháng 1 vừa qua, sản lượng công nghiệp đã tăng 4,0%, mức tăng lớn nhất trong gần 4 năm qua, một phần là do nhu cầu tăng mạnh trước Tết Nguyên đán.

Hidenobu Tokuda, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Mizuho nói: "Những kết quả này có chút đáng lo ngại, vì sự suy giảm sản lượng ô tô có thể là do nhu cầu trong nước yếu."

Các nhà kinh tế đã thực sự chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn đi xuống của ngành sản xuất công nghiệp, khi nhiều công ty dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng cho giai đoạn lễ Tết Nguyên đán, nhưng con số 3,4% suy giảm trong tháng 2 vừa qua thực sự đáng lo ngại hơn nhiều so với dự kiến, ​​con số này gần như gấp đôi so với ước tính suy giảm trung bình là 1,8%.

Dự báo của các nhà sản xuất cho những tháng tới vẫn chỉ ra một sự phục hồi dần dần về đầu ra, tuy nhiên bối cảnh hiện nay vẫn không mấy khả quan và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhật Bản có thể trở nên phức tạp hơn do nền kinh tế đang hồi phục một cách rất chậm chạp từ cuộc suy thoái năm ngoái.

Ông Tokuda cho biết thêm: "Đầu ra vẫn còn đang trong quá trình phục hồi, nhưng những con số đáng thất vọng khác làm cho kịch bản này ít có khả năng xảy ra."

Từ cuộc khảo sát của Bộ Thương mại đối với một số nhà sản xuất, nhiều người hy vọng rằng sản lượng công nghiệp sẽ chỉ giảm 2,0% trong tháng 3 và sẽ tăng 3,6% trong tháng 4.

Nhiều nhà kinh tế đã nói rằng sự tăng trưởng này không bền vững, tốc độ suy giảm trong tháng 2 vừa qua cho thấy rằng Tết Nguyên đán không phải là lý do duy nhất khiến cho các công ty phải khống chế sản lượng của mình.

Nếu sản lượng tiếp tục suy yếu, có thể thấy rõ rằng người tiêu dùng đã mua hàng hóa ít hơn và các công ty sẽ cần phải cắt giảm nhân công, những điều này từng bước làm cản trở kế hoạch của Tokyo nhằm hồi sinh nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và thoát khỏi áp lực của năm giảm phát.

Các dữ liệu này được đưa ra 2 ngày trước cuộc khảo sát Tankan, dưới sự theo dõi chặt chẽ của Ngân hàng Nhật Bản, cuộc khảo sát được hy vọng ​​sẽ cho thấy bối cảnh kinh doanh được cải thiện trong quý đầu tiên của năm, nhờ đồng Yên yếu sẽ làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

Dữ liệu đưa ra vào tuần trước cho thấy Nhật Bản đang trên bờ vực của sự giảm phát trong tháng 2 và chi tiêu tiêu dùng vẫn ảm đạm, khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu trong bao lâu nữa BOJ mới thực hiện được mục tiêu lạm phát của mình.

2 năm trước, Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra chính sách nới lỏng định lượng nhằm thúc đẩy lạm phát trong khoảng 2%, và trong khi ngân hàng đã phần nào nâng lạm phát lên mức kỳ vọng thì một số nhà kinh tế cho biết rằng nhu cầu trong nước vẫn không đủ mạnh để đáp ứng mục tiêu giá cả thị trường của ngân hàng trung ương theo đúng thời hạn tự đề ra cho năm tài chính tiếp theo.

Dịch từ nguồn: http://www.reuters.com/article/2015/03/30/us-japan-economy-output-idUSKBN0MQ00X20150330