Charles Chen, phát ngôn viên văn phòng tổng thống Đài Loan, đã cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào thứ 2 vừa qua rằng, việc tham gia AIIB sẽ giúp Đài Loan hoàn thành mục tiêu hội nhập kinh tế khu vực và nâng cao khả năng gia nhập các cơ quan đa quốc gia khác.

Bắc Kinh chưa đưa ra câu trả lời về việc có chấp nhận yêu cầu tham gia AIIB của Đài Loan hay không. Ngân hàng này được xem là một trở ngại lớn đối với nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nó cũng sẽ giúp cân bằng sự cương quyết và sức mạnh tài chính ngày càng tăng của Trung Quốc.

Hầu hết các nước, trong đó có Hoa Kỳ, không công nhận Đài Loan do áp lực từ phía Trung Quốc. Đài Loan cũng không phải là một thành viên của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Ngày hôm qua 30/03, Trung Quốc đã ra hạn chót cho các quốc gia để họ ra quyết định trở thành một trong những thành viên sáng lập của AIIB, khiến một lượng lớn các quốc gia trong đó có Nga, Úc, Đan Mạch và Hà Lan thông báo ý định tham gia của họ. Phía Đài Loan cho biết, tổng cộng đã có 42 quốc gia xin gia nhập AIIB.

Hoa Kỳ đã kêu gọi các nước phải suy nghĩ thật cẩn trọng về việc gia nhập AIIB, cho đến khi ngân hàng này có thể đưa ra đầy đủ các tiêu chuẩn về quản trị và các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn xã hội.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan nằm dưới sự kiểm soát của mình. Tuy nhiên, kể từ khi tổng thống hiện tại của Đài Loan là Mã Anh Cửu nhậm chức vào năm 2008, mâu thuẫn đã giảm đáng kể và hai bên đã ký kết một số thỏa thuận thương mại và đầu tư.

Dịch từ nguồn: http://www.nytimes.com/reuters/2015/03/30/business/30reuters-asia-aaib-taiwan.html?src=busln