Các cuộc đàm phán sẽ đánh dấu cột mốc đối thoại tài chính song phương đầu tiên của Nhật Bản và Trung Quốc kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào cuối năm 2012, khi quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia trở nên căng thẳng do tàn dư chiến tranh trong quá khứ và các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc.

Nhật Bản và Trung Quốc đã 4 lần tổ chức các cuộc đàm phán tài chính kể từ năm 2006 nhằm tăng cường hợp tác tài chính. Các cuộc thảo luận có sự tham gia của các quan chức cấp cao đến từ các văn phòng quốc tế cũng như các cục ngân sách, cục thuế và một số văn phòng khác.

Ông Aso nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các rằng chưa có chương trình nghị sự cụ thể nào được thiết lập cho cuộc họp vào tháng 6, nhưng các vấn đề về AIIB, đồng Nhân dân tệ và các ngân hàng ngầm của Trung Quốc có khả năng sẽ được thảo luận tại cuộc họp.

Ông nói: "Trung Quốc đang trở thành 1 cường quốc kinh tế trọng yếu tại châu Á. Có rất nhiều vấn đề để thảo luận giữa 2 nước, chẳng hạn như vấn đề đồng Nhân dân tệ, tài chính và ngân hàng ngầm".

Khi được hỏi liệu các vấn đề về AIIB có được thảo luận trong cuộc họp sắp tới hay không, ông Aso chia sẻ: "Chúng tôi đã trình bày với Trung Quốc những điều liên quan đến vấn đề này, nhưng không nhận được phản hồi nào từ họ tính đến cuối tháng 3 vừa qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những quan điểm như trước nếu có được buổi thảo luận về AIIB với Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ."

Nhật Bản không quan tâm đến thời hạn 31/3, hạn cuối để có thể đăng ký trở thành một thành viên sáng lập của AIIB, Nhật Bản cho rằng nên chú trọng hơn đến các điều kiện được đáp ứng để đảm bảo tính tin cậy của AIIB hơn là việc tham gia vào ngân hàng này.

Hơn 40 quốc gia đã đề xuất tham gia vào AIIB, trong đó không bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhật Bản đang bị kẹt giữa những vấn đề như sự e ngại về AIIB, sự tác động của đồng minh lớn nhất - Hoa Kỳ, sự cạnh tranh của Tokyo với Bắc Kinh, và khao khát của một số quan chức, doanh nghiệp muốn được hợp tác với sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thời điểm then chốt tiếp theo sẽ đến vào cuối tháng 6, khi các bên tham gia sẽ ký kết vào điều lệ của AIIB.

Dịch từ nguồn: http://www.nytimes.com/reuters/2015/04/06/business/06reuters-japan-economy-aso.html?src=busln