Chương trình mua tài sản trị giá 60 tỷ Euro/tháng của được Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB khởi động vào tháng trước, là một trong số các nguYen nhân làm cho đồng Euro suy yếu.

ECB không có kế hoạch hạn chế hoặc cắt giảm các chương trình in tiền của họ, mặc dù vậy ngân hàng hy vọng nền kinh tế khu vực Eurozone sẽ được phục hồi, mở rộng và tăng cường. Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy những đồn đoán về việc ECB sẽ từ bỏ chương trình trên ngay từ khi nó chỉ mới được áp dụng 1 tháng.

Vassili Serebriakov, nhà chiến lược tiền tệ tại BNP Paribas, New York cho biết: các ý kiến ​​đều "tiêu cực đối với đồng Euro”, vì mới đây ông Draghi đã khẳng định lại chương trình nới lỏng tiền tệ (nới lỏng định lượng) của mình, trong khi đó một số người cho rằng ECB cần phải tiết chế hoạt động này để cải thiện giá trị tiền tệ."

Tuy nhiên, không chỉ có đồng Euro, đồng USD cũng giảm so với đồng Yen của Nhật Bản. Dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp Mỹ đã giảm 0,6% trong tháng 3, nhiều hơn so với dự kiến ​​là 0,3%.

Trong phiên giao dịch gần đây, đồng Euro đã giảm 0,52% còn 1,06010 USD/Euro, nhưng vẫn trên mức 1,05710 USD/Euro trong một phiên giao dịch trước đó. Đồng USD đã giảm 0,04% so với đồng Yen còn 199,355 Yen/USD và giảm 0,01% so với đồng Franc Thụy Sĩ còn 0,97220 Franc/USD.

Áp lực về giá bán ra của đồng USD đã được giới hạn, bên cạnh đó các thương nhân vẫn giữ quan điểm cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Việc tăng lãi suất của Fed dự kiến ​​sẽ nâng giá đồng USD lên cao hơn bằng cách thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Hoa Kỳ.

Douglas Borthwick, giám đốc quản lý tại Chapdelaine Foreign Exchange, New York cho biết: "Các dữ liệu vẫn còn yếu, chưa đủ để kỳ vọng rằng Fed sẽ thực hiện sự thay đổi nào đó về chính sách tiền tệ, vì vậy đồng USD đang được mua vào."

Dịch từ nguồn: http://www.reuters.com/article/2015/04/15/us-markets-forex-idUSKBN0N52LA20150415