Hiện nay, PBOC đang xem xét những cách thức để ngăn chặn sự thắt chặt thanh khoản trong hệ thống tài chính, cụ thể là việc khởi động chương trình hoán đổi nợ và trái phiếu tại các chính quyền địa phương. Một số nhà kinh tế cho rằng PBOC nên mở rộng việc nắm giữ thêm chứng khoán chính phủ bằng cách trực tiếp mua trái phiếu chính phủ địa phương khi chúng được phát hành.

Các cuộc thảo luận tại PBOC đưa ra đề xuất rằng có thể cho phép các ngân hàng thương mại đổi các quỹ cứu trợ tài chính của chính quyền địa phương thành tiền, nhằm tăng cường thanh khoản và đẩy mạnh cho vay.

Cuối năm ngoái, Trái phiếu Chính phủ chỉ chiếm 4,5% trong tổng số tài sản trị giá 33,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (hoặc 5,5 nghìn tỷ USD), được nắm giữ bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Trong khi đó, chứng khoán chính phủ thuộc sở hữu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chiếm 55%.

Một động thái từ PBOC cho thấy, đây có thể là phiên bản "nới lỏng định lượng" của Trung Quốc, còn được gọi là nới lỏng tiền tệ, hay một chương trình mua trái phiếu không theo quy ước, đã được thông qua bởi một số ngân hàng Trung ương ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản nhằm làm giảm lãi suất và kích thích tăng trưởng. Nhưng một số người cho rằng phiên bản mua trái phiếu riêng mà PBOC tung ra sẽ không có quy mô tương tự như của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Mục tiêu của bất kỳ hoạt động mua trái phiếu nào của Trung Quốc đều nhằm giúp Bắc Kinh giảm bớt gánh nặng nợ của các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước.

Tuy nhiên, cho đến nay PBOC cho thấy ít dấu hiệu rằng họ sẽ trực tiếp mua trái phiếu phát hành bởi các địa phương. Thống đốc PBOC Zhou Xiaochuan đã nhiều lần chỉ trích các chương trình nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương khác. Tháng 3 mới đây, ông Zhou đã cảnh báo rằng các biện pháp nới lỏng định lượng tiếp tục được thực hiện bởi một số ngân hàng trung ương khác có thể làm cho đồng USD "quá mạnh", gây vốn đổ vào thị trường Mỹ.

Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang cân nhắc một cách tiếp cận gián tiếp hơn, theo báo cáo của The Wall Street Journal. Điều đó liên quan đến việc cho phép các ngân hàng thương mại sử dụng trái phiếu chính phủ địa phương làm tài sản thế chấp để vay vốn từ Ngân hàng Trung ương, một động thái tương tự như những gì đã được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu trong vài năm qua.

Bước đi như vậy sẽ nhằm đảm bảo thanh khoản đầy đủ trong hệ thống, từ khi Ngân hàng Trung ương không còn có thể dựa vào lượng vốn lớn để duy trì cơ sở tiền tệ của mình.

Zhu Chaoping, nhà kinh tế tại UOB Kay Hian Holdings Ltd., một công ty môi giới Singapore cho biết: "PBOC có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp tài trợ chi phí thấp cho các ngân hàng thương mại và giảm giá thị trường. Từ đó PBOC có thể mua trái phiếu chính phủ gián tiếp, điều này sẽ tạo ra tác dụng tương tự như khi thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng của FED tại Mỹ".

Dịch từ nguồn: http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2015/04/20/for-the-peoples-bank-of-china-bond-buying-is-both-easy-and-hard/