Một số nhà phân tích đang tìm kiếm thêm những dấu hiệu lạc quan từ việc Ngân hàng Trung ương châu Âu thực hiện chương trình mua trái phiếu.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Markit Economics (một công ty phân tích dữ liệu), về tăng trưởng trong các dịch vụ sản xuất và quản lý thu mua của 19 thành viên Eurozone, cho biết chỉ số sản lượng tổng hợp của nó đã tụt xuống 53,5 trong tháng 4 so với con số 54,0 trong tháng 3 vừa qua, măc dù giảm nhưng tổng sản lượng trong tháng 4 vẫn cho thấy sự mở rộng do chỉ số đạt mức trên 50.

Jessica Hinds, một nhà kinh tế tại Capital Economics, London cho biết, sự thống nhất của thị trường đã được thể hiện bằng các chỉ số tăng nhẹ. Nhưng các báo cáo ảm đạm khác phản ánh mối lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.

Khảo sát của Markit cũng cho thấy mức độ tăng trưởng vượt trội của Pháp và Đức, 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8/2007. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế Đức chậm lại một chút so với thời gian trước, nhưng tốc độ vẫn tương đối tốt, còn Pháp vẫn chỉ ở trên mức trì trệ.

Nền kinh tế khu vực đồng Euro đã chạm đáy vào đầu năm 2013, sự phát triển với một tốc độ quá thấp chưa đủ để vực dậy sự sa sút của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này ở mức 11,3%, chi tiêu hộ gia đình và các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thu hẹp lại. Hơn thế nữa, Châu Âu cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đang phải đối mặt với mức độ lạm phát thấp nhất trong lịch sử, làm tăng thêm mối quan ngại về nguy cơ giảm phát.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tìm cách kích thích nền kinh tế khu vực thông qua chính sách nới lỏng định lượng, Ngân hàng đã cam kết sẽ mua thêm trái phiếu với giá trị lên tới 60 tỷ Euro, tương đương khoảng 64 tỷ USD mỗi tháng cho đến tháng 9/2016.

Chương trình nới lỏng định lượng đã góp phần thúc đẩy lạc quan về việc nâng giá trị đồng Euro tương đương với đồng USD, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu châu Âu so với các đối tác nước ngoài của họ. Giá dầu thấp cũng đã kích thích người tiêu dùng, nâng cao nhu cầu thị trường khu vực.

Peter Praet, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở Berlin rằng: "Nền kinh tế khu vực đồng Euro có vẻ như đang rẽ hướng. Cả những dữ liệu cứng hoặc mềm đều đang được thu thập để thiết lập cơ sở tăng cường kinh tế khu vực trong năm nay".

Dịch từ nguồn: http://www.nytimes.com/2015/04/24/business/international/eurozone-economy-grows-for-22nd-straight-month-report-shows.html?ref=international&_r=0