Cục Thống kê Nhật Bản cho biết, trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng lõi đạt 1,1%, do ảnh hưởng không nhỏ từ việc Chính phủ tăng thuế bán hàng từ tháng 4 năm nay. Con số này đánh dấu bước trượt trở lại từ tỷ lệ phần trăm 1,3% hồi tháng 7 và là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Kể từ tháng Tư năm ngoái, Ngân hàng Nhật Bản đã dốc hết sức lực để theo đuổi một mục tiêu lạm phát giá tiêu dùng ở mức 2%, đồng thời cam kết giữ lãi suất thấp và ổn định cho chi tiêu và đầu tư của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda nhận định CPI lạm phát có thể giảm xuống khoảng 1% trước khi trở lại mục tiêu cho 2% trong nửa cuối của năm tài khóa cho đến tháng 3 năm sau, nhờ vào lợi nhuận ổn định trong thu nhập và giá cả linh hoạt.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho biết, mục tiêu này khó có thể đạt được. Tuần trước, chính phủ Nhật Bản đã giảm đánh giá về nền kinh tế lần đầu tiên trong năm tháng, đề xuất hạn chế tiêu dùng cá nhân trong bối cảnh tăng thuế. Chi tiêu bán lẻ đã tăng lên đáng kể, trong khi thu nhập hộ gia đình - điều chỉnh theo lạm phát - đã giảm gần một năm nay.

Ngay cả với sự sụt giảm mạnh gần đây đối với đồng Yên, mà phải nâng giá nhiên liệu nhập khẩu và khoáng chất, thì mục tiêu 2% là rất khó thực hiện, nhà kinh tế Yuichiro Nagai tại Barclays cho biết. Ông lưu ý rằng, giá tiêu dùng ở Tokyo - được coi là có chỉ số CPI cao nhất cả nước - chỉ tăng 0,7% trong tháng 9, không bao gồm việc tăng thuế. Nếu như đà này tiếp tục kéo dài đến tháng 10 thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy "mục tiêu 2% khó trở thành hiện thực".

Khoảng một phần ba các nhà kinh tế khu vực tư nhân được khảo sát bởi Bloomberg dự đoán, Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ mở rộng chương trình kích thích kinh tế vào cuối năm nay. 23% dự đoán Ngân hàng sẽ đưa ra hành hành động cụ thể vào tháng 4 sang năm hoặc thậm chí sau đó, trong khi 26% số người được hỏi không kỳ vọng chính phủ nới lỏng thêm nữa./.

Dịch từ nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0e52a234-451b-11e4-9a5a-00144feabdc0.html?siteedition=intl#axzz3EP1ZqGsr