Các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động vay carry trade bằng ngoại tệ với lãi suất thấp, chẳng hạn như đồng Đô la Mỹ, để đầu tư vào nợ thị trường mới nổi hiện đang sinh lời. Tuy nhiên, khi cơ chế hoạt động của carry trade ngày càng mở rộng, thì chỉ số JPMorgan EMCI rơi xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 11 năm trở lại đây.

Các nhà đầu tư ngày càng cho rằng thua lỗ trong thị trường ngoại hối khiến họ bị giảm lãi suất, khiến họ phải rút khỏi thị trường. Nếu như những người tham gia thị trường giảm hoạt động carry trade, tức là bán đi tài sản EM để mua Đô la, thì sẽ khiến cho thị trường càng tồi tệ hơn.

Luis Costa, chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng Citi cho biết. "Tỷ lệ thanh khoản và lãi suất duy trì mức rất thấp trong một thời gian dài trên thị trường, tuy nhiên hiện tại đang có biến chuyển."

David Hauner, chiến lược gia tại Bank of America Merrill Lynch, dự báo rằng thời gian tới thị trường sẽ còn điều chỉnh. "Rõ ràng đây không phải là sự kết thúc của carry trade mà là một sự điều chỉnh mới", ông nói.

Hoạt động carry trade nhộn nhịn khiến đồng Đô tăng giá bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính, đó là: nền kinh tế Mỹ đang trên đà hồi phục nhanh chóng, thúc đẩy sức hấp dẫn của đồng bạc xanh; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã sẵn sàng kết thúc chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 10 tới nhằm thắt chặt tính thanh khoản của đồng USD; Cuối cùng, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu gặp vấn đề với chính sách tiền tệ đã nâng cao triển vọng của đồng USD so với đồng Euro.

Tác động của sự thay đổi trong thị trường trái phiếu nội tệ tại các nước mới nổi có thể thấy rõ. Chỉ số trái phiếu nội tệ JPMorgan GBI EM thứ 6 tuần trước xấp xỉ 6%, thấp hơn so với cuối tháng 7. Lợi tức trung bình đạt 6,69%, tăng lên so với 6,45% trong tháng 7.

Theo ước tính của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), phát hành trái phiếu cũng chững lại, với 22 tỷ USD trong tháng 9, so với mức trung bình hàng tháng của năm 2013 là 62 tỷ USD.

Con số này tiếp xúc với các lỗ hổng của một số nền kinh tế EM dựa trên dòng carry trade không chỉ để giữ lãi suất thấp trong nước mà còn để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai, các dự án cơ sở hạ tầng quỹ và các công ty giữ ngang bằng với tiền mặt.

Ngưng hoạt động carry trade có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế của các nước mới nổi. Mặc dù khó có thể nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động carry trade, nhưng ước tính, có khoảng 2 nghìn tỷ USD vốn nước ngoài được đầu tư vào nợ địa phương tại các thị trường mới nổi. Con số này còn lớn hơn cả nền kinh tế Indonesia và Mexico cộng lại. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng sở hữu nước ngoài tại các thị trường trái phiếu địa phương tăng từ 8%-17% trong giai đoạn 2007-2012.

Trong khi khá nhiều người còn lo ngại về hoạt động carry trade, thì một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra tin tưởng. Gerardo Rodriguez, giám đốc quản lý tại Công ty quản lý đầu tư BlackRock cho rằng: "Việc thắt chặt các điều kiện tài chính EM sẽ đánh giá được khả năng phục hồi của trái phiếu địa phương"./.

Dịch từ nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/27a516d8-47e4-11e4-be7b-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3El4oBAcu