Mặc dù thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm một nửa kể từ năm 2006 – trong đó thâm hụt của Mỹ giảm đáng kể - nhưng thâm hụt này không trở thành thặng dư đối với các nước đi vay. Vì vậy mà, tổng số đống nợ tiếp tục tăng.

Cảnh báo của IMF trong báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất cho thấy, mặc dù sự mất cân bằng toàn cầu đang thay đổi, nhưng điều này vẫn là mối đe dọa cho sự ổn định kinh tế.

"Sự mất cân bằng trong cổ phiếu không hề giảm đi - trái lại, còn tăng lên - chủ yếu là do sự mất cân bằng của nguồn vốn cung ứng, cùng với tốc độ tăng trưởng thấp ở một số nền kinh tế phát triển", IMF cho biết.

"Vì vậy, một số nền kinh tế nợ lớn dễ bị tổn thương trước những thay đổi trên thị trường, đặc biệt là những rủi ro mang tính hệ thống."

Theo ước tính của IMF, các khoản nợ nước ngoài của Mỹ tăng từ 14% sản lượng hàng năm năm 2006 lên 34% trong năm 2013. Đối với Tây Ban Nha, nợ nước ngoài đã tăng từ 70% sản lượng hàng năm lên 103%, trong khi ở Ý tăng từ 24% đến 36%.

Bù lại, điều này góp phần làm tăng tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật Bản từ 41% lên 62% GDP, và Đức là từ 27% lên 46% GDP.

Các quốc gia có nợ nước ngoài lớn rất dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc thị trường tài chính, khiến họ càng khó trả nợ. Tuy nhiên, IMF cho biết, trường hợp của Mỹ thì khó bị ảnh hưởng, bởi đồng đô la luôn chiếm ưu thế trong tài chính quốc tế.

"Hiện Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ có vẻ an toàn hơn so với năm 2006", IMF đánh giá.

Tổng số nợ tiếp tục tăng mặc dù thâm hụt hàng năm giảm. IMF cho rằng: "Với việc thâm hụt ngân sách giảm mạnh, thì rủi ro hệ thống từ sự mất cân bằng của nguồn vốn cung ứng chắc chắn cũng sẽ giảm".

Thâm hụt thương mại Mỹ đã giảm hơn một nửa từ năm 2006, từ 5,8% sản lượng xuống còn 2,4% trong năm 2013. Trong khi đó thặng dư của Trung Quốc giảm từ 8,3% sản lượng năm 2006 còn 1,9% trong năm 2013.

Đứng đầu danh sách các quốc gia thặng dư hiện nay là các nước khu vực châu Âu như Đức, kiếm được thêm 7,5% GDP từ nước ngoài.

Nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng, thặng dư của Đức là vấn đề lớn đối với các nước khác trong khu vực châu Âu hiện đang gặp khó khăn, vì Đức đang thu hút lượng cầu từ các quốc gia khác.

IMF cũng cho biết, trong tương lai thâm hụt tài khoản vãng lai có thể sẽ tiếp tục giảm./.

Dịch từ nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/593a6cec-488a-11e4-ad19-00144feab7de.html?siteedition=intl#axzz3Er1gLJXM