Cụ thể là trong 20 thành phố có chỉ số sinh hoạt và làm việc cao nhất thế giới, thì London (Anh Quốc) có chi phí cho mỗi nhân viên hàng năm là 112.800 USD, tiếp theo là New York (111.300 USD), Hong Kong (103.200 USD)...(Bảng). Mức chi phí trung bình của 20 thành phố này là 56.855 USD.

Theo đánh giá của Savills, các thành phố này có thể trở thành nạn nhân từ chính sự thành công của mình, khi giá thuê tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Tốc độ đô thị hóa nhanh đòi hỏi sự đàn hồi nguồn cung - Bài toán đặt ra cho những thành phố đẳng cấp thế giới này là vừa cung cấp chỗ làm việc và nơi ở mới nhưng vẫn làm sao giữ được các yếu tố hấp dẫn ban đầu của chúng. Tăng trưởng nhưng không làm mất đi giá trị xã hội, kinh tế hay môi trường có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất đặt ra cho các thành phố ở thời điểm hiện tại.

Có một thực tế đang diễn ra đó là, sự phát triển bất động sản đã chuyển dịch ngược lại từ Đông sang Tây. Cụ thể là, trong giai đoạn 2005-2011, các thành phố mới nổi của các quốc gia khối “BRIC”(Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) bao gồm: Thượng Hải, Mumbai và Moscow, cũng như: Hong Kong và Singapore đã phát triển vượt qua London, New York, Paris, Tokyo và Sydney. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2015, xu hướng này đã có sự đảo ngược. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng kinh tế, cũng như việc tạo ra tài sản ở các nước mới nổi đã chậm lại, trong khi đó, nền kinh tế tại châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ đang hồi phục đã thúc đẩy bất động sản phát triển trở lại.

Ngoài ra, savills cũng cho rằng, trong tương lai, việc tăng nguồn cung cho không gian làm việc có chất lượng cao sẽ quan trọng đối với các thành phố mới nổi, như: Rio de Janeiro, Mumbai và Lagos. Nhưng nguồn cung này không hẳn sẽ là các tòa nhà văn phòng theo phong cách quốc tế, bởi không gian làm việc hiện tại vẫn có thể đáp ứng nguồn cầu cho các ngành công nghệ bản địa từ thấp đến tầm trung.