Bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF

Theo bà Christine Lagarde, đà hồi phục của kinh tế thế giới vẫn còn “quá yếu, quá mong manh” khi phải đối mặt với những rủi ro ngày càng nhiều. Điều này bắt nguồn từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển.

Phát biểu tại thành phố Frankfurt của Đức trong tuần này, Tổng Giám đốc IMF đã “bóng gió” rằng, trong tuần tới sẽ hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2016, khi công bố dự báo mới nhất tại cuộc họp mùa Xuân thường niên với Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, Mỹ. Dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ thấp hơn con số 3,4% được đưa ra hồi tháng 1 năn nay.

Theo bà Lagarde, nhìn chung, triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục yếu đi trong sáu tháng vừa qua, do kinh tế Trung Quốc giảm tốc, giá hàng hóa giảm và triển vọng thắt chặt tài chính của nhiều quốc gia.

Hơn nữa, nền kinh tế thế giới trở nên mong manh hơn khi bị đe dọa bởi nạn khủng bố, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu.

Trước tình hình trên, Giám đốc IMF kêu gọi Mỹ nâng mức lương tối thiểu tại các bang, mở rộng thuế thu nhập và tăng cường lợi ích cho những hộ gia đình. Khu vực đồng euro cần thiết phải được công bố, đào tạo việc làm phù hợp với các chính sách tốt hơn để giải quyết tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn đang ở mức đáng lo ngại . Xuất khẩu hàng hóa ở các quốc gia có thu nhập thấp nên được đa dạng hóa.

Bà Lagarde bày tỏ quan điểm rằng một số quốc gia "có thể là chìa khóa mở rộng tài chính", như Canada là ví dụ điển hình. Tháng trước, quốc gia này đã công bố một kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế như là nước tiên phong trong công cuộc cải cách kinh tế.

Bà Lagarde cũng ủng hộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất trong tháng 12. Bên cạnh đó, bà cũng hỗ trợ các ngân hàng Nhật Bản và triển khai mức lãi suất đối với những ngân hàng châu Âu có tình trạng lạm phát./.

Tham khảo từ nguồn:

https://www.yahoo.com/news/global-recovery-too-weak-too-fragile-imf-chief-074058757.html