Hồng Kông đứng đầu bảng xếp hạng Niên giám cạnh tranh IMD Thế giới năm 2016 (2016 IMD World Competitiveness Yearbook), nhờ vào cơ chế về thuế rất cạnh tranh. Thụy Sĩ xếp ở vị trí thứ hai, cùng với Mỹ đứng thứ ba sau khi tụt khỏi vi trí đầu tiên vào năm ngoái.

Bảng: Top 20 trong Niên giám

Tuy nhiên, Australia đã đạt được vị trí trong cạnh tranh toàn cầu – nhảy một bậc đến vị trí 17 trong tổng số 61 nền kinh tế - nhờ vào sự cải thiện nội quy lao động, việc ra quyết định của chính phủ và giá nhiên liệu.

Đặc điểm thu hút nhất của quốc gia này tiếp tục là môi trường pháp lý có hiệu quả, theo một cuộc khảo sát các giám đốc điều hành kinh doanh trong Niên giám. Trình độ học vấn cao và lực lượng lao động có tay nghề của quốc gia này cũng được đánh giá cao.

Hơn nữa, những quy định về thuế thiếu cạnh tranh của chính phủ Úc, kết hợp với chi phí cạnh tranh tổng thể thấp và quan hệ lao động thấp vẫn khiến Australia trở thành nền kinh tế cạnh tranh, điều đó có nghĩa rằng quốc gia này vẫn phát huy hiệu quả nhờ thực hiện tốt các biện pháp kinh tế trọng điểm.

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Australia không chỉ thua kém Hồng Kông mà còn cả Singapore, Đài Loan, và ngay cả New Zealand cũng đầy cạnh tranh.

Giáo sư Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Năng lực cạnh tranh IMD World cho biết, cam kết về một môi trường kinh doanh thuận lợi đã trở thành tâm điểm thu hút của sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hồng Kông và rằng kể các quốc gia với diện tích nhỏ như Thụy Sĩ với cam kết về chất lượng đã cho phép quốc gia này nhanh chóng trở thành nền kinh tế hàng đầu.

"Mỹ vẫn tự hào là nền kinh tế nhất có hiệu suất lớn nhất thế giới, nhưng còn nhiều yếu tố khác mà chúng tôi xem xét khi đánh giá khả năng cạnh tranh," ông nói.

"Các mô hình phổ biến ở tất cả các nước trong top 20 đều chú trọng quy định đối với doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng vật chất và phi vật chất cùng các thể chế dung nạp”.

Các xếp hạng một phần dựa trên Niên giám IMD của Thụy Sĩ 2016, trong đó đã so sánh và xếp hạng 61 quốc gia dựa trên hơn 340 tiêu chí cạnh tranh kinh doanh.

Hai phần ba các tiêu chí dựa trên các chỉ số thống kê, trong khi một phần ba còn lại dựa trên một cuộc khảo sát gần 5.500 giám đốc điều hành quốc tế.

Giáo sư Bris cho biết: "Một thực tế quan trọng từ việc xếp hạng có thể thấy rõ là, tăng trưởng kinh tế hiện tại không có nghĩa sẽ là sự đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Các quốc gia khác như Trung Quốc đại lục và Qatar thể hiện rất tốt về mặt hiệu suất kinh tế, nhưng các nước này vẫn còn yếu kém ở các mặt khác như năng lực chính phủ và kết cấu hạ tầng”./.