Dưới đây là những điểm mà các nhà kinh tế dự đoán sẽ định hình nền kinh tế và thị trường Nhật Bản trong năm 2014.

  1. Tăng thuế tiêu thụ

Marcel Thieliant, chuyên gia kinh tế thế giới của tờ Capital Economics cho biết, triển vọng tăng trưởng phần lớn được định hình bởi việc tăng thuế tiêu thụ trong tháng 4 vừa qua. Điều này đã khiến cho nhu cầu tăng lên trong quý đầu tiên, sau đó là một một sự sụt giảm trong quý II và phục hồi trong nửa cuối năm nay.

Việc tăng thuế là một con dao hai lưỡi. Nó sẽ giúp tăng doanh thu và chứng minh rằng Nhật Bản cam kết cải cách tài chính, nhưng nó cũng sẽ trở thành một lực cản kéo nền kinh tế đi xuống.

Theo Thieliant, tăng thuế mua hàng sẽ khiến người tiêu dùng mất khoảng 8 nghìn tỷ Yên mỗi năm. Mặt khác, với gói kích thích 5,5 nghìn tỷ Yên và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Theilient cũng hy vọng việc tăng thuế này không ảnh hưởng quá mạnh mẽ tới kết quả tăng trưởng kinh tế.

Capital Economics đã đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2014 là 1,5%, so với con số được đưa ra trong năm 2013 là 1,8%. Với các gói kích thích tài chính sẽ hết hạn vào năm 2015, Thieliant cho rằng tăng trưởng GDP của nước này sẽ suy giảm hơn nữa, xuống mức 1%.

Thuế doanh thu quốc gia được thiết lập tăng lên 8% vào tháng 4 và có thể tăng đến 10% vào năm 2015 nếu Chính phủ đi trước bằng kế hoạch củng cố tài chính.

2. Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Thieliant hy vọng sẽ thấy một thỏa thuận về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương trong vài tháng đầu tiên của năm 2014. Các cuộc đàm phán TPP, mà hiện nay Nhật Bản và Mỹ đang nắm vai trò lãnh đạo, đã kết thúc tại Singapore mà không có một thỏa thuận nào được thông qua.

Theo Japan Times, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, trong khi ông quyết tâm kết thúc một cách nhanh chóng các cuộc đàm phán TPP, ông sẽ không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào. Nhật Bản và Mỹ đã đấu tranh để giải quyết sự khác biệt về thuế quan và các vấn đề khác trong cuộc đàm phán song phương diễn ra bên lề các cuộc đàm phán TPP. Theo nhiều dự đoán, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng khoảng 2,5% GDP trong năm 2025 khi tham gia vào TPP.

3. Năng lượng

Trước thảm họa hạt nhân ở Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản đã sản xuất 30% năng lượng điện từ các lò phản ứng hạt nhân và dự kiến tăng tỷ lệ này lên đến 40%. Song, tại thời điểm này, lần đầu tiên kể từ năm 1970, Nhật Bản hoàn toàn không có năng lượng hạt nhân.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã tăng lên kể từ năm 2011 do nhu cầu nhập khẩu năng lượng và ảnh hưởng của đồng Yên suy yếu. Thủ tướng Abe cũng đã đẩy nhanh sự hoạt động trở lại của 50 lò phản ứng sau khi các lò phản ứng này vượt qua sự kiểm tra về độ an toàn của Ban quản lý Quy định hạt nhân, nhưng cơ quan này cho biết, điều này cũng chưa chắc đã thực hiện được.

Nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới này cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Ấn Độ nhằm giảm chi phí nhập khẩu.

4. Cải cách

Ông Betty Rui Wang, nhà kinh tế người Nhật của Standard Chatered nói: "Tiến độ cải cách sẽ quyết định liệu Nhật Bản có thể chuyển đổi đà phục hồi dựa trên kích thích kinh tế sang phát triển theo hướng lâu dài và bền vững". Ông cũng nói thêm rằng, việc thực hiện cải cách sẽ rất quan trọng trong năm 2014.

Chính phủ Nhật Bản đã tung ra chiến lược phát triển của mình vào tháng 6, nhưng kế hoạch này không đủ triệt để để giải quyết các vấn đề quan trọng như thị trường lao động và thuế cải cách.

Thủ tướng Abe muốn khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động để đối phó với suy giảm nguồn cung lao động cho Nhật Bản và già hóa dân số. "Womanomics" được xem như "một thành phần quan trọng của Abenomics."

Theo một báo cáo của McKinsey, nữ giới chiếm 49% sinh viên tốt nghiệp đại học và 45% lực lượng lao động mới tham gia thị trường, nhưng ít hơn 1% ở vị trí giám đốc điều hành. Thủ tướng Abe đã kêu gọi tăng số lượng phụ nữ trong vị trí lãnh đạo đến 30% vào năm 2020.

Chính phủ Nhật Bản cũng đang làm việc trên một dự luật để thiết lập "vùng chiến lược quốc gia đặc biệt", cung cấp các ưu đãi và bãi bỏ quy định về thuế.

Một số cải cách khác được xem xét liên quan đến năng lượng và nông nghiệp, bao gồm: việc tự do hóa thị trường điện bán lẻ và thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

5. Chính trị

Chuyên gia kinh tế Wang đã đưa ra hạn chế về rủi ro chính trị cho chính phủ của ông Abe vào năm 2014. Nếu Abenomics có thể đạt được kết quả thúc đẩy tăng trưởng như mong muốn, nó sẽ tăng tính ổn định cho chính phủ. Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội đều được điều khiển bởi Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do, trong khi Đảng Dân chủ Nhật Bản- phe đối lập lớn nhất, lại yếu thế về chính trị. Nếu Hạ viện không giải tán sớm thì sẽ không có cuộc tổng tuyển cử cho đến khi cuộc bầu cử thượng viện được diễn ra vào mùa hè năm 2016.

6. Ngân hàng Nhật Bản

Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ) trong cuộc họp cuối cùng của năm đã lưu ý rằng, lạm phát tăng mạnh kể từ khi Ngân hàng Trung ương đưa ra chương trình nới lỏng định lượng và chất lượng nới lỏng định lượng tiền tệ của mình vào tháng 4/2013.

"Sự theo dõi lạm phát phù hợp với dự báo của BOJ năm 2013 và tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng là ​​sẽ tăng trong thời gian chuẩn bị để tăng thuế bán hàng vào năm 2014. Izumi Devalier, một nhà kinh tế Nhật Bản tại ngân hàng HSBC hy vọng BoJ sẽ đợi cho đến khi quý III năm 2014 trước khi đưa ra quyết định thực hiện thêm chương trình nới lỏng.

7. Triển vọng thị trường

Chuyên gia Thieliant dự báo đồng Yên sẽ tiếp tục giảm so với đồng USD đến 110 điểm vào cuối năm nay, bởi vì chính sách BOJ vẫn còn mở rộng trong khi FED lại đang thắt chặt.

Chương trình kích thích tiền tệ nên giữ cho Nhật Bản lợi suất trái phiếu chính phủ vào khoảng 0,75%. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái yếu cùng với sự phục hồi kinh tế đang diễn ra sẽ nâng thị trường chứng khoán lên cao. Dự báo cuối năm 2014 của Capital Economics cho chỉ số Nikkei là 16.250.

Nguồn:

http://www.ibtimes.com/japans-economic-outlook-7-themes-watch-2014-1519012