Theo ý kiến ​​của ông Fabrizio Saccomanni, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính, đồng thời trước đây là một cựu giám đốc tại một Ngân hàng của Ý, chưa đầy 2 tuần, đồng euro đã đạt mức cao nhất trong hai năm so với đồng USD. Đồng tiền này đã giảm chút ít trong thời gian qua nhưng vẫn còn cao hơn 2% so với đầu năm nay.

Trả lời tờ Thời báo Tài chính Mỹ, ông Saccomanni cho rằng, đồng Euro hiện đang là đồng tiền mạnh nhất trên thế giới, so với đồng đô la, nhân dân tệ, Bảng Anh và Franc Thụy Sĩ; và điều này phần nào phản ánh trạng thái chính sách tiền tệ ở châu Âu với với các quốc gia khác.

Tuần này, hội đồng quản trị của ECB sẽ tập hợp tại Frankfurt, nhưng giới phân tích không kỳ vọng vào bất kỳ thay đổi nào ở lãi suất cơ bản hiện đang ở 0,5% , mức thấp kỷ lục, kể từ cuối tháng 5.

Tháng 7/2012, ông Mario Draghi, chủ tịch ECB, tìm cách trấn an các nhà đầu tư cho rằng lãi suất sẽ ở mức thấp cho đến khi nền kinh tế phục hồi - một chiến lược được các nhà kinh tế được mô tả như là các “chỉ dẫn kỳ hạn”.

Tuy nhiên, ông Saccomanni cho rằng, những can thiệp chỉ bằng lời nói này "dường như không có tác dụng như ngươi ta nghĩ" .

Saccomanni đang lên tiếng về sự tiếp tục suy yếu của nền kinh tế Ý. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục là 12,5% trong tháng 9, với thanh niên thất nghiệp tăng vọt lên 40,4%.

Số liệu chính thức dự kiến công bố trong tuần tới ​​sẽ cho thấy tổng sản phẩm trong nước đã giảm trong ba tháng đầu năm nay. Điều này sẽ đánh dấu sụt giảm 9 quý liên tiếp, tiếp tục thời kì suy thoái dài nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính tin tưởng nền kinh tế Ý sẽ tăng trưởng trở lại trong quý IV và sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vào năm 2014. Chính phủ hy vọng rằng, sản lượng quốc gia sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm tới, một kế hoạch quan trọng để vượt 0,5% tăng trưởng so với cùng kỳ năm nay, như hầu hết các nhà phân tích dự đoán. ISTAT, văn phòng thống kê quốc gia và Ngân hàng của Ý dự báo tăng trưởng 0,7%.

Saccomanni cũng đặt bảo vệ đối với hệ thống ngân hàng của Ý, hệ thống mà các nhà phê bình lo sợ đã bị suy yếu do số lượng các khoản nợ xấu ngày càng tăng. Các nhà phân tích tin rằng người cho vay Ý sẽ được xem xét kĩ lưỡng bởi ECB cũng như ngân hàng trung ương trong kiểm toán của các ngân hàng khu vực đồng Euro vào năm tới.

Bộ trưởng Tài chính thừa nhận rằng, theo kết quả đánh giá bảng cân đối của ECB, một số ngân hàng Ý có thể phải tăng thêm vốn trên thị trường hoặc cắt giảm một số tài sản. Tuy nhiên, ông bác bỏ nguy cơ ngân hàng nào đó sẽ bị xử lý hoặc các chủ nợ sẽ bị áp đặt các khoản thua lỗ nhờ cái gọi là "bảo lãnh".

"Ở Italia chúng ta không thấy rằng các ngân hàng Ý sẽ có nhu cầu cần trông cậy vào các phương tiện và điều kiện thuận lợi", ông nói.

Trong thực tế, các Bộ trưởng Tài chính cho rằng, châu Âu nên cẩn trọng về những hậu quả được bảo đảm của chế độ đã quá phụ thuộc vào sự hòa giải và "bảo lãnh". Trong khi Chính phủ Ý đồng ý rằng, các khoản nợ phải được ngân hàng trả, các ngân hàng có thể trả nợ phải có vốn bổ sung cần được đối xử khác biệt và các chủ nợ của họ phải chia sẻ sự tổn thất.

Saccomanni cảnh báo “nếu dựa quá nhiều vào các công cụ này có thể gây ra một loại phản ứng của người gửi tiền, sở hữu trái phiếu… từ đó, thúc đẩy một cuộc khủng hoảng ngay cả khi không có lý do cho điều đó". Điều này phản ánh quan điểm của Draghi, và đặt Chính phủ Ý có ý kiến trái với Ủy ban châu Âu – vốn là cơ quan đã bày tỏ sự ủng hộ hơn cho việc áp đặt các thua lỗ cho chủ nợ ngay cả trong trường hợp các ngân hàng có thể trả nợ./.

Dịch từ: www.ft.com/intl/cms/s/0/c21fcf4e-454e-11e3-997c-00144feabdc0.html?siteedition=intl#axzz2jjTN34Ue

Nguyễn Thu Huyền