Báo cáo "Phân tích số liệu: thương mại châu Á liệu có phục hồi?" mới đây cho biết thêm, động xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh 10% trong tháng 9 mặc dù đã có các hiệu ứng cơ bản hỗ trợ. Trong khi đó, chuỗi cung ứng có liên quan đến Samsung bị gián đoạn và công nghiệp Hàn Quốc trong vài tháng tới cthể sẽ có tác động đáng kể đến số liệu của (với một số thiệt hại thêm cho cả Việt Nam và Trung Quốc).

Bên cạnh đó, áp lực giá tiêu dùng đều tăng ở đa số các nền kinh tế. Đặc biệt, CPI ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines cao hơn mức kỳ vọng nhưng khi tính những hiệu ứng cơ bản thì các mức giá chính yếu vẫn còn giảm, bởi nguyên nhân chính khiến CPI tăng là do giá thực phẩm tăng cao. Điều đáng lưu ý là lần đầu tiên kể từ năm 2012, chỉ số giá sản xuất PPI của Trung Quốc đã tiến đến ngưỡng dương, thể hiện giá cả hàng hóa tăng cao.

Thêm nữa, giá dầu đã tăng 14% trong tháng qua cùng với tỷ giá hối đoái lại yếu có thể khiến giá cả tăng trong những tháng tới. Tuy nhiên, điều này cũng không liên quan nhiều tới những quyết định về chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện tại.

Từ nay đến cuối năm 2016, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng ở các quốc gia. Vừa qua, các ngân hàng trung ương ở Singapore và Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên chính sách. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS – Monetary Authority of Singapore) cố gắng không tái tập trung lãi suất chính sách dù rằng GDP đã giảm mạnh và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã viện dẫn những vấn đề nợ hộ gia đình mới quay trở lại.

Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế Singapore và Hàn Quốc đang phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng yếu: Hàn Quốc sẽ buộc Ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất đến cuối năm 2016, trong khi đó Singapore với thị trường lao động yếu tăng nguy cơ tái tập trung trong năm tới. Ở những nơi khác, HSBC dự báo cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong quý này ở New Zealand, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan, còn Trung Quốc sẽ cắt 50 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc./.