Bra-zin đang đối mặt với thời kỳ khó khăn. Trong khi những sự kiện thể thao lớn mang tới những liều thuốc kích thích trong ngắn hạn cho tăng trưởng và thịnh vượng. Chúng chỉ có thể che giấu vấn đề đã "lờ mờ" hiện ra trong thời gian này: một đồng tiền được định giá cao sẽ "giết chết" hoạt động thương mại những hàng hóa nhạy cảm theo giá cả

Đồng tiền của Bra-xin tăng cao đã ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của nước này. Năm ngoái, Anh Quốc xuất khẩu 3,5 tỷ USD sang quốc gia lớn như 2 Nam Mỹ này, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Bra-xin sang Anh Quốc giảm 13%

Ngành sản xuất, vốn đã không hiệu quả và đắt đỏ sau nhiều năm thực hiện chính sách bảo hộ, đã nhận hậu quả. Xuất khẩu vàng và các kim loại khác, song song với đậu nành và đường, cũng đã suy giảm. Hàng hóa là nền tàng trong nền kinh tế Bra-xin và sự kết hợp giữa đồng tiền được định giá cao và sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc, quốc gia vốn là khách hàng lớn nhất của Bra-xin, sẽ luôn cản trở tăng trưởng của nước này.

Nhà kinh tế lao động Bert Colijn nói rằng, những dấu hiệu thất nghiệp đang tăng lên là nguồn gốc tạo ra những quan ngại, đặc biệt là sau những cuộc bạo loạn xảy ra vào đầu tháng này và vẫn tiếp diễn khi Giáo hoàng bắt đầu chuyến đi dài 1 tuần. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp 6%, nhưng đã tăng từ 5,8% trong tháng 5.

Trong năm 2010, quốc gia này cho thấy có một sự sụt giảm nhỏ. Tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 25 năm ở mức 7,5%. Nhưng lạm phát tăng cao đẩy chính phủ nước này phải hạ nhiệt nền kinh tế ngay khi khủng hoảng khu vực đồng Euro làm bất ổn thị trường quốc tế. kinh tế đi xuống, tăng ở mức 2,7% vào 2011 và chỉ đạt 1,3% vào 2012.

Hạ nhiệu kinh tế có nghĩa là mở zoom cho lãi suất. Tuy nhiên, chiến thuật này đã khiến Bra-xin thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế tìm kiếm lợi suất cao. Để mua được tài sản tại Bra-xin, các nhà đầu tư phải mua đồng tiền địa phương. Nhu cầu đồng Real tăng khiến giá của nó cũng như tỷ giá tăng lên.

Với mức lạm phát ở 6,7%, chính phủ không còn mấy giải pháp kích thích kinh tế. Đây là một vấn đề phổ biến ở những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc đang suy giảm mạnh. Thỗ Nhĩ Kỳ đang vật lộn. Nam Phi cũng trong tình trạng tương tự. Tất cả các nước này đang cố gắng tránh những con sóng dữ khi những vấn đề xã hội gây ra bởi nền kinh tế “lẹt đẹt” chỉ càng làm cho tình hình thêm xấu hơn.

Vấn đề của Thỗ Nhĩ Kỳ là tình trạng thâm hụt thương mại triền miên được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư. Tăng trưởng GDP là rất vững theo tiêu chuẩn phương tây (kinh tế nước này tăng 1,6% trong 3 tháng đầu năm nay), nhưng nhu cầu về đầu tư nước ngoài đã kiến đồng tiền của họ tăng vọt làm ảnh hưởng xấu tới các nhà xuất khẩu nội địa. Gần đây thì điều ngược lại lại đúng. Đầu tư suy giảm và đồng tiền giảm giá. Ngân hàng trung ương đã can thiệp vào thị trường để bảo về đồng lira, đồng tiền đã đạt mức thấp nhất trong tháng so với đồng USD, nhưng tỷ lệ thanh khoản quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thấp và quốc gia này không có nguồn đủ nguồn dự trữ ngoại hối để duy trì chiến lược này lâu dài.

Mỗi quốc gia đều đang tính kế và kết hợp để vượt qua những vẫn đề hỗn tạp của họ, nhưng điều cần thiết là họ cần kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở thời điểm mà IMF cho biết trong một báo cáo mới nhất rằng xu hướng tăng trưởng hiện nay là chậm chạp. Những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong năm tới có thể là minh chứng quan trọng cho những nền kinh tế này và khả năng duy trì cái vể bề ngoài của sự gắn kết xã hội./.

Dịch từ: http://www.guardian.co.uk/business/economics-blog/2013/jul/25/brazil-real-economic-crisis-pope-francis