Chỉ số PMI đều giảm nhẹ

Tại nhiều quốc gia châu Á, chỉ số PMI đều giảm nhẹ. Ví dụ, Hàn Quốc là một quốc gia có vai trò khá quan trọng trong khu vực cũng đã tăng trưởng nhẹ đạt 50,4 điểm. Trong khi đó, chỉ số PMI của Đài Loan lại giảm hai điểm, vẫn thể hiện mức tăng trưởng dù rằng với tốc độ chậm hơn nhiều so với thời điểm đầu năm. Kết quả của Ấn Độ lại gây thất vọng với chỉ số PMI tháng 3 một lần nữa lại giảm sau khi có một thời kỳ tăng trưởng đều đặn.

Đáng ngạc nhiên là đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng lên ở hầu hết các nước châu Á. Thậm chí, chỉ số PMI Trung Quốc do HSBC khảo sát cũng cho thấy, sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3. Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam cũng thể hiện sự cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải thận trọng. Đầu tiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới đa phần đến từ các nước phương Tây, vốn đa phần có chỉ số PMI toàn phần giảm trở lại. Do đó, một sự tăng trưởng bền vững đối với lĩnh vực xuất khẩu của các nước châu Á có vẻ không mấy chắc chắn.

Với tình hình tăng trưởng chậm chạp, nên không có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ tăng tốc, mà nếu có thì lạm phát cũng sẽ lại tiếp tục giảm. Ở đây, tin tốt lành là nguy cơ các mức lãi suất sẽ tăng nhanh sẽ biến mất. Nhưng, tin xấu là lạm phát không tăng là do nhu cầu đang chậm lại.

Châu Á cần một cuộc đại tu

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chắn chắn là một trở ngại chính yếu, nhưng châu Á đã kiểm soát để tiếp tục tiến tới một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, sau đó bộ máy dần trở nên mệt mỏi. Xuất khẩu đã không khôi phục với tốc độ như trước đây, người tiêu dùng ngày càng trở nên ngập ngừng, và hoạt động đầu tư dần chậm lại.

Chính vì vậy, năm nay được khởi đầu với một kết quả khá yếu ớt. Hầu hết các dữ liệu đều cho thấy mức độ tăng trưởng khá mờ nhạt. Ở Trung Quốc, nền kinh tế vẫn chưa lấy lại đà phát triển như trước đây từ sau thời kỳ Tết Nguyên đán khá yên ắng.

Ở Nhật Bản, sự gia tăng chi tiêu dự kiến ​​trong thời gian chuẩn bị để tăng thuế bán hàng trong quý này lại diễn ra không như dự kiến. Ở những nơi khác, xuất khẩu không thể tăng mạnh, đè nặng lên tâm lý thị trường và sản xuất.

Với một vài ngoại lệ như trường hợp của New Zealand đang trên đà xuất khẩu sữa khá tốt, còn các nước châu Á khác tăng trưởng vẫn còn chậm, có khi còn tụt hậu thêm so với những tháng trước đây.

“Điều cần thiết hiện nay là một liều thuốc cải cách để thúc đẩy năng suất và cung cấp năng lượng nâng cao tinh thần”, báo cáo nhận định.

Bắt đầu với Trung Quốc, quốc gia này đã khởi động một lượt cải tổ về mặt cấu trúc, mà có thể sẽ đưa nền kinh tế bước vào chặng đường bền vững hơn. Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn là một phần của chiến lược này và không thể tránh khỏi khiến cho các hoạt động diễn tiến chậm lại.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng duy trì những công cụ mạnh mẽ để đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng.

Nhận định về quốc gia này, ông Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế của HSBC về Trung Quốc tin tưởng rằng với những chính sách điều chỉnh hợp lý, Chính phủ sẽ cố gắng đưa tăng trưởng đạt mức 7,4% cho cả năm 2014. Điều này biểu thị tốc độ hoạt động sẽ lại phục hồi trong nửa sau năm 2014.

Tương tự, ở Ấn Độ mọi thứ cũng không quá xấu như lúc đầu. Sau khi tăng trưởng chậm đáng kể vào cuối năm ngoái, chỉ số PMI trong những tháng gần đây đã cho thấy hoạt động sản xuất có sự gia tăng ổn định. Dĩ nhiên, đa phần sẽ phụ thuộc vào Chính phủ mới và khả năng quản lý thông qua các cuộc cải cách về mặt cơ cấu.

Ở Nhật Bản, sau một thời gian yên ắng tạm thời trong quý II do việc tăng thuế bán hàng, tăng trưởng cũng sẽ phục hồi trong nửa sau của năm.

Trong khi đó, ở Úc, mặc dù có một sự điều chỉnh khó khăn sau sự bùng nổ chưa từng có trong đầu tư khai thác mỏ, có dấu hiệu cho thấy sự tái cân bằng nền kinh tế cũng đang diễn ra. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể đã ở cuối chu kỳ nới lỏng của mình.