Không phải là một câu hỏi triệu đô, nhưng các nhà kinh tế có thêm một đề tài mới giá trị 100 nghìn Euro để giải quyết – đó là phần tiền thưởng một viện chính sách thị trường tự do sẽ trao tặng cho người đưa ra được kế hoạch hoàn hảo nhất một khi nước Anh tách ra khỏi Liên minh châu Âu .

Viện các vấn đề Kinh tế (IEA) đưa ra giải thưởng này (giải thưởng Brexit) vào ngày Thứ 3 với thông điệp họ cần xem xét một cách kỹ lưỡng bằng cách nào nước Anh có thể có một nền kinh tế tự do và thịnh vượng nằm ngoài khuôn khổ EU trong bối cảnh có khả năng cao nước này sẽ tách ra khỏi EU sau cuộc bầu cử lần tới năm 2017.

Những người tham gia tranh giải sẽ phải tưởng tượng về một cuộc trưng cầu ý kiến dẫn đến những lá phiếu bầu tán thành việc tách khỏi EU, chính phủ nước này kích hoạt điều khoản 50 của Hiệp định Lisbon, và đưa ra được bản kế hoạch bao gồm quá trình rút lui và tái định vị nước Anh trong hệ thống quản trị và thương mại toàn cầu.

Ban giám khảo sẽ do Tory Peer và cựu Bộ trưởng Tài chính Lord Lawson chủ trì. Đây là những người đã từng tuyên bố nền kinh tế nước Anh sẽ tốt hơn nếu tách khỏi EU. Người tham gia sẽ nộp một bản kế hoạch sơ bộ dài 2.000 từ trước ngày 16/09/2013. Sau đó những người được chọn qua vòng 1 sẽ nộp bản kế hoạch chi tiết dài 10.000 -20.000 cho ban giám khảo thẩm định.

IEA là cơ quan chịu trách nhiệm về rất nhiều chính sách do Thủ tướng Margaret Thatcher thực hiện những năm 1980. Họ cho rằng nhu cầu cấp bách là phải tìm ra những hàm ý cho nước Anh về cái gọi là tách khỏi liên minh. Philip Booth của tổ chức này cho biết thêm ban giám khảo tin tưởng việc tác khỏi EU sẽ đưa nước Anh theo lối hướng ngoại, tự do thương mại chứ không phải hướng nội nhằm vực dậy thị trường và lợi ích trong nước, IEA cần một kế hoạch có thể thúc đẩy thương mại và thịnh vượng của nước Anh, điều tự thân có thể mang lại lợi ích cho phần còn lại của EU.

Điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu khẳng đinh: bất cứ nước thành viên nào cũng có thể quyết định rút khỏi liên minh theo các thủ tục của hiến pháp nước đó, được thự hiện qua việc gửi thông báo chính thức cho Hội đồng châu Âu. Thực tế đến nay chưa có quốc gia nào thực thị điều khoản này.

Năm 1975 đã có một cuộc trưng cầu ở Anh và có tới 67,2% người dân không ủng hộ việc rút khỏi EU.

Đến nay, sau khoảng 4 thập kỷ, nhiều người lại thấy rằng việc là một thành viên của EU dường như không mang lại nhiều lợi ích như mong đợi, thậm chí lợi ích của người Anh còn có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng kinh tế tài chính hiện đang diễn ra khắp các quốc gia thành viên của khối này, trong khi chưa thấy triển vọng và dấu hiệu của sự phát triển bền vững.

Ngày 17/12/2012, phát biểu trước Quốc hội , Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố ông không muốn nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng này. Điều này cũng đã dấy lên làn sóng tranh cãi ngay trong giới chức Anh về việc rút hay không rút khỏi EU.


Dịch từ: http://www.guardian.co.uk/business/2013/jul/16/economics-iea-brexit-prize-britain-exit-eu