Có 18 quốc gia chiếm nữa dân số toàn cầu đang sử dụng nguồn nước ngầm quá mức, có thể coi là đạt “đỉnh điểm” khiến nguồn nước không thể tái tạo lại và sẽ dẫn tới mùa màng ngày một giảm sút.

Nghiêm trọng nhất là ở Trung Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử sản lượng ngũ cốc đang có xu hướng đi xuống tại một khu vực mà trước mắt không thể có biện pháp ngăn xu hướng này. Ả-rập-xê-út, Si-ri, I-rắc và Yemen nằm trong số những quốc gia có nguồn nước đã đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm. Ả-rập-xê-út còn ước tính họ sẽ phải nhập khẩu 15 triệu tấn lúa mạnh, gạo, ngô và lúa mạch để đáp ứng nhu cầu của 30 triệu dân nước này. Đây cũng là quốc gia đầu tiên dự báo sự cạn kiện nguồn nước ngầm ảnh hướng suy giảm sản xuất nông nghiệp.

Chẳng hạn nhu Si-ri, sản lượng ngũ cốc đạt đỉnh vào năm 2002, và từ đó đã giảm 30%; I-rắc giảm mạnh hơn những 33% từ 2004; còn ở I-ran mức giảm là 10% trong giai đoạn 2007-2012 khi nguồn nước tưới tiêu của họ bắt đầu khô cạn. Trong khi đó, tại Yemen, sản lượng ngũ cốc đã giảm còn ½ trong 35 năm qua, và đến 2015 gần như sẽ không còn những cánh đồng được tưới tiêu ở nước này, họ sẽ phải nhập khẩu tất cả ngũ cốc.

Cũng xuất hiện những quan ngại về tài nguyên nước ở ba quốc gia sản suất lương thực lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Có khoảng 175 triệu người Ấn Độ đang được nuôi sống nhờ việc sử dụng nguồn nước quá mức, còn ở Trung Quốc là 130 triệu người.

Ở Mỹ, diện tích được tưới tiêu đang ngày càng co lại ở những bang có hoạt động nông nghiệp lớn mạnh như California và Texas khi mà nước ngầm cạn kiệt và nước chuyển hướng đáp ứng nhu cầu của các thành phố. Diện tích được tưới tiêu ở Texas đạt đỉnh vào năm 1975 và đã giảm 37% kể từ đó, ở Oklahoma vào năm 1982 và giảm 25% su đó, hay như ở Kansas đến 2009 mới đạt đỉnh nhưng dã giảm 30% trong vòng 03 năm nay. Sản lượng ngũ cốc của Nebraska đã giảm 15% kể từ khi diện tích được tưới tiêu ở đây đạt đỉnh vào 2007.

Tình hình ở Ấn Độ có thể còn trầm trọng hơn khi họ phải dùng công nghệ khoan dầu để khoan riếng sâu tới nửa dặm hoặc hơn thế. Sản lượng lương thực đã tăng nhanh những năm gần đây, nhưng chủ yếu là do khai thác quá mức nguồn nước trên diện rộng. Ở quốc gia mà mỗi năm có thêm 18 triệu dân, và phần lớn tưới tiêu phù thuộc vào nguồn nước ngầ,m thì khoảng cách giữa tiêu thu lương thực và sự sống còn là rất bấp bênh. Nhiều nơi tại Ấn Độ, nông dân phải đào những giếng nước phục vụ tưới tiêu sâu những 21m, và bơm lượng lớn nước ngầm, khiến nguồn nước đang giảm với tốc đang ngày càng tăng lên.

Có thể nhiều quốc gia khác cũng đang trên bờ vực của sự giảm sút trong sản lượng lương thực do thiếu nguồn nước tươi tiêu. Nhưng cũng có thể là gợi ý cho những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn có chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và dài hạn./.