Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã bắt đầu với dự sụp đổ của đồng Bạt sau khi Chính phủ nước này buộc phải thả nổi đồng tiền để hỗ trợ cho chính sách tỷ giá hối đoái cố định khi xảy ra sự thiếu hụt ngoại tệ. Cuộc khủng hoảng đã làm Thái Lan và nhiều nước châu Á khác trải qua tình trạng suy thoái tiền tệ, thị trường chứng khoán và các loại tài sản khác suy giảm giá trị, và nợ khu vực tư nhân gia tăng đột biến.

16 năm sau khủang hoảng, kinh tế Thái Lan cho thấy những dấu hiệu phục hồi, nhưng quốc gia này dường như chưa hoàn toàn thoát khỏi trạng thái bất ổn và rất có thể sẽ đối mặt với một cú sốc khác.

Theo tờ Quốc gia (The Nation) của Thái Lan, có rất nhiều người lạc quan về triển vọng ngành tài chính ở Thái Lan và tin tưởng vào định hướng để đạt được sự thịnh vượng từ việc mở rộng thương mại và xuất khẩu, tăng thu nhập khả dụng cũng như từ lợi thế cạnh tranh tương đối của một trung tâm tài chính của khu vực.

Bộ trưởng Tài chính Thái Lan thậm chí còn dự đoán, khi Chính phủ hoàn thành các “siêu” dự án đầu tư vào hạ tầng. thì GDP của nước này có thể đạt 100 nghìn tỷ Bạt (3,23 nghìn tỷ USD) trong 7 năm tới từ mức 13 nghìn tỷ Bạt như hiện nay.

Tuy vậy, nhìn cận cảnh vào cấu trúc kinh tế của quốc gia này sẽ hé lộ một vài yếu điểm cho thấy, Thái Lan có thể phải đối mặt với một cú sốc kinh tế khác. Chuyển động mới đây của FED nhằm ngưng lại chính sách nói lỏng định lượng dấy lên những quan ngại ở một số nền kinh tế đang phát triển, và liệu họ có thể tiếp tục đứng vững khi dòng tiền đang chảy ra nước ngoài. Thái Lan là một trong số đó.

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán của Thái Lan, ông Jarumporn Chotikasthira cho biết, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ khoảng 35 - 38% vốn cổ phần ở Thái Lan, giá trị tương đương với GDP của nước này. Điều này khiến thị trường vốn trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương một khi các nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ bán tháo tài sản và rút vốn ra nước ngoài. Trên toàn hệ thống tài chính, người nước ngoài sở hữu 60% giá trị, năm giữ 900 tỷ Bạt trên thị trường trái phiếu. Cả hai con số này lộ rõ những rủi ro có thể đến với thị trường tài chính của Thái Lan nếu như các nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ rút vốn. Với thị trường bất động sản, Tờ Quốc gia cũng cho biết người nước ngoài hiện đang nắm giữ 1/3 đất đai.

Thêm vào đó, trong hơn 3-4 tháng qua, Thái Lan một lần nữa mất một phần dự trữ ngoại hối. Website của Ngân hàng Thái Lan cho biết dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương nước này đã giảm 10 tỷ USD từ tháng 2 xuống còn 172,6 tỷ USD vào ngày 21/06. Kết quả là, đã xay ra những biến động trong tỷ giá của đồng Bạt trong giai đoạn này. Tháng 4 đồng Bạt đứng ở mức 28,55 Bạt đổi một USD sau đó đã giảm xuống 31,05 đổi 1 USD. Những biến động này đã phản ánh nhiều rủi ro lớn có thể xảy ra với thị trường ngoại hối.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, kinh tế Thái Lan chịu sức ép từ tình trạng xấu đi trong tài khoản (đối ngoại) ngoài khi nhu cầu trong nước gia tăng. Về tổng thể, quốc gia này biểu hiện một sự thâm hụt tài khoản vãng lai hơn 3 tỷ USD.

Thống đốc Ngân hàng Thái Lan, Tiến sĩ Prasam Trairatvorakul, cho biết nợ của hộ gia đình Thái Lan cũng đang tăng lên rất mạnh và đã ở mức 8,8 nghìn tỷ Bạt, tương đương với 78% GDP nước này.

Với tất cả những yếu tố rủi ro này đang cùng hiện hữu, và khi kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy giảm, Thái Lan cần thiết phải cẩn trọng để tránh gặp phải những cú sốc lớn hơn. Kế hoạch về cải thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng và sự mạnh tay chi tiêu của chính phủ Thái Lan khi đang thâm hụt cũng sẽ đe dọa làm tăng nợ công hiện mới ở mức 50% GDP, nhưng sẽ tăng lên 70% nếu tình hình không được kiểm soát./.

Nguồn: http://www.ibtimes.com/thai-economy-may-be-vulnerable-another-shock-due-high-foreign-holdings-country-1331541