Quy luật 5:30

Zhang chỉ ra rằng, một số nền kinh tế rơi vào khủng khoảng tài chính sau khi tổng tín dụng chưa thanh toán tăng quá 30%trong chu kỳ 5 năm hoặc ngắn hơn. Nhật Bản tuân theo quy luật này trong nửa sau những năm 1980; Mỹ phá vỡ giới hạn này những năm trước 2007.

Hiện giờ Zhang đang quan ngại về kinh tế Trung Quốc, bởi đến cuối 2008, theo một phương pháp tính toán mới của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) tổng tín dụng dành cho doanh nghiệp và hộ gia đình (và cho cả các tổ chức phi lợi nhuận) đã lên mức thấp hơn 118% GDP, nhưng đến 9/2012, con số này đã đứng ở mức trên 167%.

Tín dụng tăng mạnh ở một quốc gia đang phát triển là rất tự nhiên. Nhưng, khi tín dụng tăng quá mạnh, thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Theo tính toán của Mathias thuộc BIS, khi độ lệch tín dụng vượt quá 10% GDP, thì đó là dấu hiệu khủng hoảng trong sẽ diễn ra trong vong ba năm tiếp theo. Tỷ lệ tín dụng hiện nay của Trung Quốc vượt quá xu hướng của nó đang ở mức 14%.

Zhang không phải là người duy nhất quan ngại về khoảng cách này. Đây là một lý cơ bản giải thích tại sao Fitch, một tổ chức xếp hạng, đã hạ bậc của Trung Quốc trong tháng 4.

Các nhà hoạch định của Trung Quốc cũng đã lưu ý việc này. Trong tháng 3, cơ quan điều hành ngân hàng đã thúc giục các ngân hàng xử lý các khoảng đầu tư ngoại bảng của họ. Đến tháng 5, cơ quan điều hành tỷ giá của Trung Quốc đã ngăn chặn các dòng vốn bất hợp pháp. Và đầu tháng 6 vừa rồi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tạm dừng lại khi tỷ giá liên ngân hàng tăng vọt ngay trước lễ hội Đua Thuyền Rồng (có báo cáo là đã kiến một ngân hàng quy mô trung bình phá hợp đồng với một ngân hàng khác).

Nhà chức trách dường như muốn thiết lập một tốc độ chậm, bền vững hơn. Cuối cùng, theo ước tính, tháng 5, “tổng tài sản xã hội” đã giảm nhẹ.

Phía bên kia của thực tế tỷ lệ tín dụng tăng mạnh ở Trung Quốc là mức tăng trưởng GDP danh nghĩa thấp đáng kinh ngạc.

Ting Lu tại Ngân hàng Mỹ (Bank of America) cho rằng việc bóc tách tín dụng, tăng trưởng và giá cả phần nào là sự ảo giác về mặt thống kê. Ông lập luận rằng, phương pháp đo lường tài sản chính thức bao hàm những tính toán trùng lặp. Nếu một công ty đi vay với lãi suất thấp ở thị trường trái phiếu, sau đó lại cho công ty khác vay với lãi suất cao hơn thì cùng một khoản tiền sẽ xuất hiện hai lần trong phương pháp tính tổng tài sản xã hội của ngân hàng trung ương (một sự pha trộn các khoản vay, trái phiếu, tín phiếu và thậm chí một số tài sản vốn cổ phẩn).

Richard Werner thuộc Đại học Southampton lập luận, đó không hẳn là một thước đo tầi xét trên một cách giải thích sâu sắc hơn dựa vào lý thuyết sai lầm. Ông xem xét lại mối liên hệ giữa tín dụng, tăng trưởng và giá, sau khi chuyển đến Tokyo vào năm 1990, vừa lúc kinh tế bong bóng đã phát nổ. Những năm có lượng vay tín dụng quá nhiều dẫn tới nhiều hậu quả xấu, nhưng lạm phát tiêu dùng cao không xuất hiện trong số những năm này.

Một phần dựa trên kinh nghiệm này, ông ủng hộ một quan điểm hẹp hơn về nguồn gốc của tín dụng và một cách nhìn nhận khác biệt hơn về mục đích của nó.

Ông nhấn mạnh, chỉ các ngân hàng có thể cho vay tiền, các khoản vay của họ tạo ra tiền gửi mà sau đó có thể được sử dụng để trả cho những thứ khác. Các công cụ và định chế tài chính chỉ làm việc luân chuyển sức mua hiện có giữa các bên liên quan. Định nghĩa về tạo tín dụng của ông sẽ loại trừ các khoản vay phi ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng trong tổng tài sản xã hội.

Quan ngại nợ nần

Quan sát thứ hai của Werner là tín dụng cũng phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Một số được chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng; một số chi tiêu vào việc xây dựng các nhà máy mới, các tòa nhà và tài sản hữu hình vật chất khác; và một số bổ sung vào tài sản hiện có. Hai hình thức chi tiêu đầu tiên đóng góp trực tiếp vào GDP, thứ đo lường dòng đầu tư vào giá trị sản xuất mới được tạo ra.

Loại hình chi tiêu thứ 3, thì không trực tiếp đóng góp vào GDP. Bởi, các tài sản vốn đã tồn tại, việc mua bán các tài sản này không trực tiếp bổ sung vào sản xuất hay áp lực lạm phát. Nền kinh tế sẽ không tăng trưởng hay trở nên căng thẳng ở những giới hạn khi có một tòa tháp hiện có đổi chủ

Vào kỷ nguyên bong bóng ở Nhật Bản, một lượng lớn tín dụng là ở dạng thứ 3 này. Nó được đổ vào nhà đất, nâng giá nhà đất lên những mức cao không bền vững.

Ở Trung Quốc, loại hình cho vay như vậy không dễ để phân biệt trong các số liệu. Nhưng, Trung Quốc cung cấp 2 cách tính giá trị đầu tư khác nhau. Cách thứ nhất (tổng tài sản cố định) đo lường giá trị đầu tư vào những tài sản hữu hình mới, những tài sản đóng góp vào GDP. Cách thứ 2 (đầu tư vào tài sản cố định) tính thêm chi tiêu vào các tài sản đã có, bao gồm cả đất. Năm 2008, cả hai cách tính toán gần như bằng nhau.

Tuy nhiên, M.K Tang của ngân hàng Goldman Sachs cho biết, chi tiêu vào những tài sản mới tạo ra hiện nay ở mức chỉ khoảng 70% giá trị đầu tư vào tài sản cố định. Điều này gợi ý rằng, các tài sản vốn đã có sẵn đang thay tên đổi chủ với tốc độ ngày càng nhanh và với giá chuyển nhượng ngày càng tăng.

Quan ngại đến mức nào?

Kinh tế bong bóng ở Nhật Bản đã để lại một di sản lâu dài. Những người gửi tiết kiệm nhận ra họ không giàu có như khối tài sản được định giá quá cao của họ có. Con nợ biết rằng họ không giàu có như khoản nợ phải trợ của họ đòi hỏi ở họ. Ngân hàng rút lui, người tiêu dùng mất niềm tin.

Nhưng, sự bùng nổ tín dụng không phải lúc nào cũng kết thúc tồi tệ, như chính lịch sử của Trung Quốc. Từ năm 2001 đến đầu năm 2004 tổng tín dụng tăng nhanh chóng, vi phạm quy tắc 05:30. Đến cuối giai đoạn này, chính quyền trung ương đã phải bơm 45 tỷ USD vào hai ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc để giúp họ vượt qua sai lầm trong hoạt động cho vay của họ trong thời gian trước đó. Nhưng, khủng hoảng không xảy ra sau đó. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 12% trong ba năm tiếp theo.

Một điểm khác nhau giữa Nhật Bản và sự bùng nổ tín dụng sớm hơn của Trung Quốc là Chính phủ đứng phía sau các ngân hàng và nhiều khách hàng của họ, trong khi đó Nhật Bản để nợ xấu là trách nhiệm của các ngân hàng và doanh nghiệp.

Kinh tế Trung Quốc kém phát triển hơn, nên cũng có nhiều zoom để tăng trưởng. Những khoản vay sai lầm trong quá khứ không ảnh hưởng tiêu cực tới những khoản vay và đầu tư mới trong tương lai. Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn trong 10 năm qua. Hy vọng rằng giờ đây Trung Quốc sẽ giống như Nhật Bản ở những năm 1990, hay chính họ gần 1 thập kỷ trước đây./.

Dịch từ: http://www.economist.com/news/finance-and-economics/21579445-chinas-credit-boom-has-got-people-worried-should-they-be-taking-credit