Người Đức nghèo hơn người Tây Ban Nha?

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố một cuộc điều tra mức độ giàu có của hộ gia đình trên toàn khu vực sử dụng chung đồng Euro và cung cấp thêm bằng chứng về sự mất cân bằng kinh tế to lớn hiện có trên toàn khu sử dụng đồng tiền này.

Cuộc khảo sát của 15 quốc gia sử dụng đồng Euro dựa trên mẫu của hơn 62.000 hộ gia đình cho thấy, tại điểm trung vị, các hộ gia đình Đức đã có mức thấp nhất, với tài sản ròng đạt 51.400 Euro, trong số các quốc gia được chọn khảo sát.

Cuộc điều tra này có tham chiếu từ năm 2010 cũng cho thấy rằng, giá trị tài sản ròng hộ gia đình tại các nước gặp khó khăn về tài chính đang ở trung vị cao hơn nhiều. Cụ thể: Hy Lạp với 101.900 Euro và Tây Ban Nha tại 182.700 Euro.

Ở Bồ Đào Nha, tài sản ròng hộ gia đình ở trung vị đứng ở mức 75.200 Euro trong khi con số này của Síp là 266.900 Euro.

Phân phối thu nhập có ảnh hướng lớn tới giá trị thu nhập và tài sản trung bình. Tuy nhiên, khi so sánh các quốc gia sử dụng tài sản hộ gia đình trung bình vẫn cho thấy rằng các công dân của một số nước nhận được gói cứu trợ lại giàu có hơn một người Đức trung bình. Có nghĩa là tài sản ròng bình quân của hộ gia đình Đức đạt 195.200 Euro cao hơn Hy Lạp 28%, cao hơn so với Bồ Đào Nha 32%, nhưng chỉ bằng 67% so với mức bình quân của hộ gia đình ở Tây Ban Nha. Giá trị tài sản bình quân của hộ gia đình ở Síp theo ước tính của ECB là 670.900 Euro, cao hơn ba lần so với mức của người Đức và chỉ thấp hơn so với Luxembourg, nước giàu nhất trong Liên minh châu Âu, đang ở mức 710.100 Euro.

Có một loạt lý do tại sao những khác biệt này thể hiện trong bảng có thể được phóng đại bởi các yếu tố thể chế và vận động, nhưng kết luận dựa trên cơ sở của những ước tính rằng các hộ gia đình trung bình của Đức có tài sản ít tin hơn nhiều so với các quốc gia khu vực đồng euro khác bao gồm cả những nước mà nợ đang đe dọa sự ổn định của châu Âu. Kích thước của sự mất cân bằng chỉ ra bản chất những căng thẳng về kinh tế và chính trị mà người dân Đức sẽ phải hứng chịu chịu nếu quốc gia này và công dân của mình tiếp tục là trụ cột chính hỗ trợ cho khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tầm quan trọng của quyền sở hữu nhà

Cuộc điều tra của ECB xác định, tài sản thuần của hộ gia đình là tổng tài sản tài chính và bất động sản trừ đi tổng nợ phải trả. Bất động sản chiếm 85% tổng giá trị tổng tài sản hộ gia đình khu vực đồng Euro và các tài sản bất động sản phổ biến nhất họ nắm giữ là nhà ở, chiếm 60,8% tổng giá trị.

Cuộc khảo sát bỏ qua trợ cấp hưu trí, nhưng các dữ liệu của ECB cho thấy mức nghèo tương đối của các hộ gia đình Đức theo báo cáo không được bù đắp bởi sự dôi dư từ tài sản của quỹ lương hưu. Các ước tính do Aviva thực hiện biết nước Đức có tổng thâm hụt quỹ lương hưu ở mức 458,8 tỷ Euro, tương đương với 5.657 Euro/đầu người so với mức 3.597 Euro/đầu người ở Tây Ban Nha, 3.695 Euro/đầu người ở Pháp và 1.587 Euro/đầu người ở Italia.

Sự khác biệt về tài sản ròng trên khắp châu Âu phụ thuộc rõ ràng trên thu nhập vì tài sản được tích lũy từ tiết kiệm theo thời gian và nên phải có một quan hệ giữa tài sản thuần và thu nhập.

Tuy nhiên, dù có mức thu nhập cao hơn, các hộ gia đình ở Đức, Phần Lan và Hà Lan dường như đã tích lũy được tài sản ròng ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng khi nhìn vào mức GDP bình quân đầu người, trong khi các hộ gia đình ở Tây Ban Nha lại giàu hơn rất nhiều so với dự đoán.

Điều tra của ECB lưu ý rằng, những khác biệt về quy mô gia đình và cấu trúc tuổi của người dân ở mỗi nước cũng tác động đến sự thay đổi về giá trị tài sản ròng ở mỗi nước, nhưng tác nhân chính của những khác nhau về tài sản ròng trên khắp châu Âu có liên hệ tới sự tham gia thị trường nhà đất và giá trị tương đối của tài sản bất động nhà ở.

Những khác biệt về giá trị tài sản tại trung vị ở các nước trong cuộc điều tra của ECB xét riêng với những hộ gia đình có sở hữu bất động sản sẽ thấp hơn nhiều nếu mẫu điều tra được chia thành nhóm người có nhà ở và người không có nhà ở khi so sánh với mẫu của toàn bộ các hộ gia đình. Do vậy, một phần quan trọng trong sự phân tán tài sản ở trung vị tại các quốc gia là do sự khác nhau trong tỷ lệ người sở hữu nhà ở. Tại Đức, nơi mà nhà ở là rất quan trọng, có tỷ lệ người sở hữu nhà thấp nhất ở mức 44,2% so với mức bình quan của các nước khác với mức 68,8%

Một nhân tố khác là sự vận động của thị trường bất động sản của các nước và giá trị của của tài sản nhà ở chính của hộ gia đình. Cuộc điều tra là một nghiên cứu dữ liệu cắt ngang có tham chiếu từ năm 2010, nhưng dữ liệu của Tây Ban Nha được tham chiếu về năm 2008 và của Hy Lạp về năm 2009. Một số điều chỉnh là cần thiết đối với những khác biệt về mức giảm giá tài sản giữa các quốc gia trong những khác biệt này, nhưng thực tế là các điều kiện để thị trường bất động sản này nở và bùng phát không tương quan hoàn hảo giữa các quốc gia, có nghĩa là ngay cả khi chỉ tham chiếu tới một năm đơn nhất vẫn sẽ thấy ở các quốc gia khác nhau tại những điểm khác nhau của chu kỳ giá bất động sản. Chẳng hạn, từ cuối 12/2001 đến 2008, giá nhà ở tại Tây Ban Nha tăng 103%, trong khi đó giá nhà ở Đức lại giảm 3,8% trong thời điểm bắt đầu tương tự đến cuối 2010.

Các ước tính sự giàu có của hộ gia đình gần đây dựa trên sự vận động của thị trường bất động sản cần phải xem xét một thực tế là giá cả ở Đức đã tăng 10% kể từ năm tham chiếu trong điều tra của ECB, trong khi đó bất động sản tại Tây Ban Nha đã giảm 24%.
Đồng Euro Đức không phải là đồng Euro Tây Ban Nha

Có một loạt các vấn đề về dữ liệu theo một vài cách giải thích sự khác biệt về tài sản tuần giữa các nước được điều tra. Một vấn đề nghiêm trọng với cuộc điều tra của ECB là dữ liệu thu thập vốn do hộ gia đình cung cấp theo giá cả tự tính để rồi tài sản thuần được xác địng bằng tổng sản sản và nợ phải trả theo như họ đã cung cấp. Ước lượng giá trị bất động sản của hộ gia đình có nhiều khả năng bị thiên lệnh trong những giai đoạn giá cả tăng hoặc giảm mạnh.

Một vấn đề khác ECB lưu ý là, số liệu được cộng tổng lại mà không xem xét điều chỉnh giá đối với những khác biệt theo các năm tham chiếu, cũng như không điều chỉnh theo sức mua giữa các quốc gia. Điều chỉnh giá trị tài sản theo tương đương sức mua hàm ý rằng đơn hạch toán, đồng Euro, là không giống nhau giữa các nước.

Sự khác biệt tương đối có nghĩa là sức mua của khu vực sử dụng đồng Euro có thể khác nhau rất lớn phụ thuộc vào cấu trúc của giá tương đố. Một số bằng chứng về những chênh lệch về giá cả của những rổ hàng hóa tương tự này được đưa ra bở dự liệu do World Price Index cung cấp, thứ đã được World Economics tính toán trong hơn 2 năm qua. Số liệu gần đây nhất vào 4/2013 gợi ý rằng mức giả cả ở Pháp đã cao hơn 24% so với ở Đức có nghĩa là một Euro giá trị tài sản ở Đức có giá trị tương đối cao hơn khi tính theo sức mua đồng tiền./.