Điều này cho thấy, sản lượng thị trường mới nổi toàn cầu có mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 9 năm ngoái với chỉ số EMI cũng nằm dưới mức khuynh hướng dài hạn 54 điểm.

BRIC gần đây bị "vùi dập" bởi vô số những thách thức

Mức tăng trưởng khiêm tốn trong tháng Hai phản ánh mức tăng sản lượng sản xuất yếu nhất trong năm tháng qua, trái ngược với tháng Giêng khi tăng trưởng chậm là do lĩnh vực dịch vụ tăng yếu hơn. Hoạt động dịch vụ trong tháng Hai ở các thị trường mới nổi tăng mạnh hơn một chút mặc dù mức tăng còn khá yếu.

Trong tương lai, chỉ có ít hy vọng về sự thay đổi hoàn toàn khi tăng trưởng đơn hàng mới ngày càng mất đà.

Chuyên gia Khối Nghiên cứu Kinh tế Trung và Đông Âu và châu Phi cận Sahara Murat Ulgen nhận định, các thị trường mới nổi gần đây bị vùi dập bởi vô số những thách thức.

Các điều kiện tài chính toàn cầu ngày càng thắt chặt hơn khiến nhiều nền kinh tế phải đi theo hướng điều chỉnh cán cân thánh toán một cách khó chịu hơn thông qua các hình thức như có đồng tiền yếu hơn, lãi suất cao hơn, cắt giảm nhu cầu nội địa hoặc tất cả những yếu tố trên.

Một cách thức tái cân bằng thay thế và đáng tin cậy hơn thông qua những hình thức cải cách về mặt cấu trúc nhằm phục hồi những năng lực canh tranh đã mất thì rất khó để thực hiện với một lịch trình bầu cử dày đặc mà cũng chỉ có giá trị cho chính sách tài khoá năng động hơn như là một công cụ để bỏ qua những sự quá độ trong quá khứ.

Hơn nữa, còn nhiều câu hỏi đặt ra khi đề cập đến Trung Quốc, bắt đầu từ tính hiệu quả của tăng trưởng tín dụng, hình thức chuyển đổi sang nền kinh tế do tiêu dùng dẫn dắt, sự tự do hoá tài khoản vốn và giải quyết hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn tối tăm.

Cuối cùng, tình hình căng thẳng của Ukraine và Nga cũng làm gây ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi còn non nớt của châu Âu và tiếp theo là chu trình thương mại toàn cầu.

“Tóm lại, kinh doanh ở các thị trường mới nổi vẫn còn khá xa để lấy lại phong độ như bình thường và điều này có vẻ khó sớm có thể thay đổi’, Murat Ulgen nói.

Bức tranh sản xuất của BRIC

Nhận định của vị chuyên gia này xuất phát từ thực tế sản xuất của nhóm các nước mới nổi.

Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc cho biết, cả sản lượng và đơn hàng mới trong tháng Hai đều giảm bớt đã khiến các điều kiện hoạt động nói chung cũng giảm nhẹ. Kết quả là một lần nữa các doanh nghiệp đã cắt giảm việc làm trong tháng Hai và đây là mức cắt giảm nhanh nhất trong vòng năm năm gần đây. Trong khi đó, giá cả đầu vào và chi phí xuất xưởng đều giảm ở mức nhanh nhất trong vòng tám tháng qua.

Các nhà sản xuất Đài Loan cho biết các điều kiện kinh doanh đã có cải thiện thêm trong tháng Hai. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng đã giảm xuống mức thấp của ba tháng do mức tăng sản lượng và đơn hàng mới yếu hơn. Trong khi đó, sản xuất của Hàn Quốc giảm mạnh do đơn hàng mới trong nước chậm chạp. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ năm liên tiếp nhờ vào nhu cầu từ Trung Quốc, Trung Đông và Mỹ.

Tăng trưởng sản xuất ở Indonesia suy yếu do những đợt lũ lụt và núi lửa Mount Kelud phun trào. Sản xuất tăng nhẹ do đơn đặt hàng mới tăng yếu. Trong khi đó, ngành sản xuất Việt Nam gần đây tiếp tục có nhiều cải thiện với sản lượng, đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng.

Tình hình sản xuất tại Ấn Độ đã tăng nhanh hơn nhờ vào đơn đặt hàng mới sắp tới tăng mạnh hơn. Tốc độ tăng sản lượng ở mức nhanh nhất trong năm. Đơn đặt hàng mới tăng nhanh nhất kể từ tháng 2.2013.

Trong tháng Hai, sản lượng sản xuất ở Brazil chỉ tăng nhẹ và đơn đặt hàng mới cũng tăng chậm lại. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh và năng lực giá cả bị giới hạn. Đồng thời, sản lượng sản xuất ở Mexico cũng tăng vừa phải với đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ góp phần làm giảm tỷ lệ tăng trưởng đơn đặt hàng mới tổng thể lần đầu tiên kể từ tháng 9/2013.

Các nhà sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ hướng về môi trường kinh doanh đang cải thiện trong tháng Hai. Đơn đặt hàng mới, sản lượng, xuất khẩu và việc mua hàng cũng đều tăng trưởng mạnh hơn trong khi kết quả khảo sát gần đây cũng đã nhấn mạnh áp lực lạm phát rõ nét đang diễn ra trên cả chi phí đầu vào và xuất xưởng đều liên quan đến tỷ giá đồng Lira yếu.

Sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá ở Nga tháng Hai đã kéo dài thời gian sụt giảm lên bốn tháng liên tiếp. Tỷ lệ sụt giảm trung bình đã giảm kể từ tháng Giêng do mức giảm sản lượng và việc làm đã chậm hơn nhưng đơn đặt hàng mới giảm ở mức nhanh nhất kể từ tháng 5/2009.

Tăng trưởng sản xuất ở Ba Lan đã lấy lại đà trong tháng Hai. Đơn đặt hàng mới tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2004 và là mức tăng nhanh thứ hai trong lịch sử khảo sát. Điều này đã tạo ra mức tăng trưởng sản lượng mạnh nhất trong ba năm qua.

Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất của Cộng hoà Séc trong năm 2014 tiếp tục khởi đầu sáng lạn khi sản lượng, đơn đặt hàng mới, xuất khẩu và mua hàng đều tăng thêm. Mức tăng đơn đặt hàng xuất khẩu mới là mức tăng nhanh thứ hai trong lịch sử khảo sát. Áp lực lạm phát giá cả đầu vào vẫn còn mạnh do tỷ giá đồng Koruna yếu.

Tại các nền kinh tế Trung và châu Phi cũng có diễn biến tương tự.

Chỉ số PMI tháng Hai cho thấy kinh tế các lĩnh vực tư nhân không phải là sản phẩm dầu mỏ ở Ả Rập Saudi tiếp tục tăng với sản lượng, đơn hàng mới và việc làm tiếp tục tăng mặt dù với tốc độ chậm hơn.

Trong khi đó, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất có sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh ở các doanh nghiệp sản xuất tư nhân không liên quan đến dầu mỏ. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát và giá cả đầu vào cũng tăng ở mức chậm nhất trong sáu tháng.

Số liệu khảo sát cho thấy tăng trưởng sản lượng và đơn hàng mới hồi phục lại tại các doanh nghiệp sản xuất tư nhân không phải dầu mỏ ở Ai Cập trong tháng Hai sau khi đã giảm trong tháng Giêng. Nhưng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng đã giảm lần đầu tiên trong bốn tháng do thời tiết xấu bất thường ở các thị trường xuất khẩu và vấn đề vận chuyển.

Tăng trưởng sản lượng lĩnh vực tư nhân ở Nam Phi trong tháng Hai đạt mức cao của 10 tháng qua nhưng nói chung vẫn còn rất khiêm tốn. Đơn hàng mới tăng nhanh nhất kể từ tháng 11.2012 và đơn đặt hàng xuất khẩu lần đầu tiên tăng trong ba tháng qua. Giá cả đầu vào trung bình và chi phí đều tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát 32 tháng qua./.