Nền kinh tế Mỹ vẫn bị kìm hãm bởi núi nợ hộ gia đình và tăng trưởng ở mức hạn chế. Khu vực đồng euro còn đang sa lầy trong suy thoái, đối mặt hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, và hiện tại phải xử lý vấn đề Síp. Thậm chí cả Trung Quốc và Brazil cũng dần mất đi vị thế/theo đà yếu kém. 2012 là năm tăng trưởng tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1999. Nền kinh tế Brazil dần đi vào bế tắc, đồng thời, phải đối mặt với một nguy cơ lạm phát ngày càng tăng.

Do đó, sự phẫn nộ của các bộ trưởng tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương tham gia cuộc họp của G20 và IMF tuần trước là điều tất yếu . Các thông cáo chính thức và cuộc thảo luận ngoài lề đều phản ánh sự thất vọng của họ đối với thất bại từ bản thân nội bộ quốc gia mình.

“Rõ ràng, điều tồi tệ nhất còn nằm ở phía sau”, Bộ trưởng Tài chính Brazil, Guido Mantega phát biểu hôm thứ 6. “Có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng kéo dài, mặc dù chúng tôi đã rất nỗ lực trong các diễn đàn G20 cũng như các diễn đàn quốc tế khác”.

Ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đã áp lãi suất ở mức hời từ năm 2008 trong khi bơm hơn 6 nghìn tỷ USD vào hệ thống ngân hàng thông qua các khoản vay và hoạt động mua tài sản được gọi là nới lỏng định lượng (QE). Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giúp làm giảm chi phí đi vay của chính phủ Tây Ban Nha, Ý. Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp thì nhận được các gói cứu trợ.

Tuy nhiên, khôi phục lại trạng thái bình thường có vẻ là một giấc mơ xa vời.

Tuần trước IMF đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2013. Các nước giàu phải đối mặt với năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng ở mức dưới 2%, trong đó GDP của Mỹ có thể thấy trước ở mức 1,9%.

IMF nhận định, kinh tế Nhật Bản sẽ rất yếu kém, giá tiêu dùng sẽ tăng 0,1% trong năm nay, trong khi Trung Quốc tăng tốc ở mức 8%. Nhu cầu ít đi làm giảm giá trên mọi mặt hàng, bao gồm cả đồng đỏ, gây ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ Latinh.

Trong cuộc họp của các quan chức tài chính hàng đầu tại Washington, eurozone là nỗi thất vọng có thể thấy rõ nhất khi khu vực này đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng nợ. IMF dự báo năm nay kinh tế khu vực đồng euro sẽ còn trì trệ hơn nữa.

“Trừ khi toàn châu Âu phối hợp hoạt động với nhau, trừ khi những chồi xanh mà chúng ta thấy ở Mỹ thực sự đơm hoa và trở thành những thân cây vững chắc, và trừ khi Nhật Bản hoàn thành các nhiệm vụ bất khả thi về tái lạm phát nền kinh tế ở mức 2% - nếu không thì làm thế nào để thị trường phát triển và thị trường mới nổi có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao?” Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram cho biết tại một sự kiện bên lề cuộc họp.

Hưởng ứng chính sách kích cầu của Nhật Bản

Mong muốn tăng trưởng mạnh mẽ là lí do giải thích tại sao các quan chức, ngay cả những người trong những thị trường mới nổi, đã phản ứng lạc quan với kế hoạch mới của Nhật Bản khi ngân hàng trung ương của quốc gia này huy động 1,4 nghìn tỷ USD mua trái phiếu nhằm kích thích kinh tế.

Mantega đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao ở các nền kinh tế tiên tiến và kích thích tài chính có thể cần thiết. Ông cũng lưu ý rằng các thị trường mới nổi “không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng” bởi nhu cầu ảm đạm ở Mỹ, Nhật Bản và các nơi khác.

Tuy nhiên, các quan chức lo ngại các nước phát triển đang dần trở nên quá phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà đã trở nên ít hiệu quả đi theo năm tháng. Thậm chí, lãi suất thấp có thể là tiền đề những cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.

"Mặc dù một số nền kinh tế phát triển đã thực hiện nhiều vòng QE, nhưng kinh tế không hề có chuyển biến", một quan chức Hàn Quốc phát biểu trước đài Reuters.

Một phần nguyên nhân sự thất vọng của giới hoạch định chính sách toàn cầu là do kinh tế toàn cầu đang kết nối chặt chẽ với nhau hơn về tài chính và thương mại so với một vài thập kỷ trước đây, điều này khiến cho chính sách giúp một đất nước vươn lên mà không thể không gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 xảy ra, một số quốc gia tiên tiến đã chi phối chính sách kinh tế quốc tế. Và bây giờ nhóm nước G20, trong đó bao gồm các quốc giàu, nghèo cũng như Liên minh châu Âu, chính là nơi chỉ đạo các nền kinh tế toàn cầu.

Các nước nghèo lo lắng rằng chính sách kích thích tiền tệ của những quốc gia phát triển sẽ gây bất ổn lên nền kinh tế của họ từ việc hỗ trợ vốn tràn lan, tăng nguy cơ lạm phát và bong bóng tài sản.

“Sẽ không thể có một chính sách tối ưu hoàn toàn đối với tất cả mọi người trên thế giới”, Tharman Shanmugaratnam, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế, khẳng định.