“Thâm Quyến thứ hai”

Khi tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại sau thời gian dài tăng trưởng nhanh từ chính sách “cải cách mở cửa” cuối những năm 1970, Trung Quốc mới đây đã tuyên bố mở thêm một đặc khu kinh tế với kỳ vọng có thêm một Thâm Quyến thứ hai.

Theo đó, đặc khu kinh tế Tân Hùng An (Xiongan) ở tỉnh Hà Bắc sẽ được thiết lập như là một phần của các biện pháp thúc đẩy sự phối hợp phát triển của tam giác Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc.

Tân Hoa Xã cho biết, đặc khu kinh tế mới sẽ có diện tích khoảng 2.000 km2, nằm cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Tây Nam và sẽ cạnh tranh với đặc khu kinh tế Thâm Quyến được thành lập vào thập niên 1980 ở phía Nam Trung Quốc và đặc khu Phố Đông của Thượng Hải được thành lập vào thập niên 1990. Đây được xem là “một chiến lược rất quan trọng trong một thiên niên kỷ tới” của Trung Quốc.

Tân Hùng An sẽ là câu trả lời cho câu hỏi hóc búa về sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự giãn nở của đô thị đã bị phá vỡ phải nhường chỗ cho một chiến lược phát triển cân bằng và toàn diện hơn.

Vị trí đặc khu kinh tế Tân Hùng An

Bill Bowler, một chuyên gia kinh tế tại Hồng Kông, nhấn mạnh: “Đây sẽ là một trong những trung tâm của kế hoạch phát triển cấp cao khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc. Nếu Bắc Kinh là Washington, thì khu vực này sẽ chính là thành phố New York. Kế hoạch này nằm trong cái gọi là ‘Dự án thiên niên kỷ’ - được nhắc tới lần đầu dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông”.

Còn Castor Pang, người phụ trách bộ phận nghiên cứu của Core Pacific-Yamaichi – trụ sở tại Hồng Kông, cho biết: “Kế hoạch khu vực kinh tế mới của Bắc Kinh khiến các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế Trung Quốc. Các nhà đầu tư có thể hướng tới các lĩnh vực phụ trợ như xi măng, thép hay vật liệu xây dựng trong 10 năm tới”.

Phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng so sánh Tân Hùng An với Thâm Quyến và Phố Đông, những khu vực giàu có ở phía Nam đất nước. Hai khu vực này được thành lập dưới thời Cựu chủ tịch Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân và trở thành những khu kinh tế quan trọng của Trung Quốc. Với dự án Tân Hùng An, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ đặt dấu ấn cá nhân đối với sự phát triển kinh tế vùng của đất nước này.

Đánh giá về dự án Tân Hùng An, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, đặc khu kinh tế mới này sẽ là khu vực thể hiện sự phát triển sáng tạo

Trung Quốc đang hướng tới mức tăng trưởng 6,5% hoặc cao hơn nếu có thể trong năm nay. Mục tiêu tăng trưởng mới được đặt ra sau khi GDP của nước này tăng trưởng chậm lại trong năm 2016, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp. Sự ổn định kinh tế, xã hội là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc.

của Trung Quốc với ưu tiên là bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện phúc lợi cho người dân.

Bắc Kinh đang quay cuồng với ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Tình trạng này cũng tồn tại ở 60 thành phố trên khắp trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết, chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã lên kế hoạch chi 2,6 tỷ USD nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí trong năm 2017.

Như vậy, sự ra đời của Thâm Quyến thứ 2 có thể giải quyết các vấn đề cố hữu ở Bắc Kinh như tình trạng quá tải và ùn tắc giao thông. Việc di chuyển kéo theo các ngành công nghiệp có thể thúc đẩy cơ sở vật chất hạ tầng và đầu tư bất động sản trong khu vực mới. Ngành xây dựng chính là yếu tố đầu tiên được hưởng lợi từ kế hoạch mới và cũng sẽ đóng vai trò tiên phong trong kế hoạch này.

Những hệ lụy đi kèm

Chỉ sau vài giờ kế hoạch mới được công bố, giá bất động sản ở khu vực Tân Hùng An tăng gần gấp đôi. Những nhà đầu cơ đã phản ứng ngay lập tức và đổ xô đến khu vực “trung tâm” tương lai để săn nhà giá rẻ với hy vọng bán lại kiếm lợi nhuận khổng lồ.

Bloomberg cho biết, việc tranh giành mua bán nhà đất đã gây ra tắc nghẽn trên các con đường dẫn vào khu vực này, còn các khách sạn địa phương trở nên quá tải. Trong khi đó, các đại lý bất động sản địa phương đã buộc phải đóng cửa vào hôm thứ Hai (ngày 3/4) sau khi Chính phủ phát lệnh cấm kinh doanh khẩn cấp và chống đầu cơ bất hợp pháp.

Trung Quốc đã tạo ra hàng chục "khu đô thị mới" như thế này trong những năm gần đây như một phần của kế hoạch đô thị hoá khổng lồ để thu hút hàng trăm triệu người dân đổ về các thành phố này. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho biết, thực tế nhiều nơi đã trở thành những... “thành phố ma”.

Sự phấn chấn của các nhà đầu tư xung quanh kế hoạch vừa công bố có thể làm đau đầu các nhà chức trách, những người thề ngăn chặn tình trạng đầu cơ kéo dài từ cổ phiếu tới bất động sản. Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà hoạch định chính sách đã phải cam kết kiềm chế đòn bẩy thừa trong hệ thống tài chính, đồng thời thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và tập trung để ngăn chặn bong bóng.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu biến đặc khu kinh tế Tân Hùng An thành một trung tâm tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế nước này giảm tốc đáng lo ngại sau 3 thập kỷ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, việc Tân Hùng An có trở thành một “Thâm Quyến thứ hai” không thì khó có thể biết trước, đặc biệt khi kinh tế Trung Quốc đã phát triển quá nóng thời gian dài và hiện đang gặp phải rất nhiều vấn đề, thách thức từ mặt trái tăng trưởng nhanh cần phải giải quyết./.

Tham khảo từ các nguồn:

http://news.xinhuanet.com/english/2017-04/01/c_136177270.htm

https://www.bloombergquint.com/opinion/2017/04/05/how-china-should-build-its-latest-city-of-the-future