Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “gây sốc”

Theo số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 15/4, nền kinh tế nước này tăng 7,7% trong 3 tháng đầu năm, thấp hơn dự báo 8% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Mức tăng này cũng giảm đáng kể so với tốc độ tăng 7,9% đạt được trong quý 4/2012.
Mức tăng GDP quý 1 gây thất vọng của Trung Quốc khiến không ít chuyên gia mất niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

IMF cảnh báo bong bóng tín dụng có thể gây cuộc khủng hoảng mới

Chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của nhiều nước kéo theo bong bóng tín dụng có thể đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Trong báo cáo mới nhất về bình ổn tài chính toàn cầu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, các nước cần nhanh chóng cải cách chính sách để khôi phục sức khỏe lâu dài cho hệ thống tài chính trước khi các kích thích tiền tệ có thể gây ra các rủi ro dài hạn.

Theo IMF, nếu không có thêm nỗ lực nào thế giới có thể lại rơi vào khủng hoảng tài chính do các điều kiện tài chính xấu đi, tình hình tài chính trở nên bất ổn. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và hộ gia đình do lãi suất tăng trong dài hạn, thị trường tín dụng bất ổn, dòng vốn chuyển hướng sang các nền kinh tế mới nổi.

Tuy nhiên, IMF cũng cho rằng trong ngắn hạn, các chính sách nới lỏng tiền tệ có thể kích thích tăng trưởng kinh tế tốt hơn các biện pháp khác.

Thụy Sĩ mất hàng tỷ USD vì hàng giả

Ngành kinh doanh hàng giả đang bùng nổ trên toàn cầu. Nguy hiểm hơn, nó đang dần dịch chuyển từ những sản phẩm vô hại như giày hay túi xách sang dược phẩm và thuốc trừ sâu, đe dọa đến sức khỏe người dùng.

Theo Hiệp hội công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ, hàng giả và nạn đánh cắp bản quyền gây tổn thất cho nước này khoảng 2 tỷ franc (2,1 tỷ USD) mỗi năm. Ngành mũi nhọn của họ là đồng hồ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Theo số liệu của Hiệp hội, ngành công nghiệp này chiếm khoảng 5% - 9% thị trường toàn cầu, với doanh thu gần 500 tỷ euro (650 tỷ USD), gấp nhiều lần nạn buôn bán người (mại dâm và bóc lột lao động chỉ thu gần 7 tỷ euro).

Giá dầu thô thoái lui vì USD lên giá

Ngày 13/3, Mỹ công bố báo cáo cho biết, doanh số bán lẻ trong tháng 2 của nền kinh tế này đã đạt mức tăng trưởng 1,1%, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Một ngày sau đó, áo cáo này đã khiến chỉ số USD tăng vọt lên từ mức 82,882 điểm trong phiên liền trước, lên tới 83,055 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 8 năm ngoái cho tới nay.

Việc doanh số bán lẻ tháng 2 tại Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự báo đã giúp cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong 7 tháng qua, và gây sức ép khiến nhiều loại hàng hóa, trong đó có dầu thô, phải giảm giá.

Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự do hoá tài khoản vốn

Với điều kiện kinh tế thuận lợi hiện nay, Trung Quốc có khả năng sẽ đẩy mạnh tự do hoá tài khoản vốn.
Trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington ngày 18/4, Yi Yang, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết các điều kiện kinh tế hiện nay rất phù hợp cho việc tự do hoá tài khoản vốn.

Theo số liệu của PBOC, dòng vốn chảy vào các tổ chức tài chính thông qua giao dịch ngoại hối tăng 295 tỷ nhân dân tệ trong tháng 2. Trước đó, trong tháng 1 dòng vốn tăng mức cao kỷ lục 684 tỷ nhân dân tệ.

Quốc hội Đức phê duyệt cứu trợ tài chính Síp

Các đại biểu Quốc hội Đức hôm 18/4 đã bỏ phiếu thông qua hỗ trợ tài chính cho Cộng hòa Síp, với đa số phiếu thuận như tất cả các gói viện trợ trước đó cho các nước khủng hoảng trong khu vực đồng euro. Trong đó, các khoản tín dụng được cấp từ Đức sẽ không quá 3 tỷ euro.
Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ cung cấp lên đến 10 tỷ euro để giúp hòn đảo nhỏ nằm ở Địa Trung Hải thoát khỏi bờ vực vỡ nợ. Đổi lại Síp sẽ phải thực hiện cải cách và tái cơ cấu ngành ngân hàng đã quá lớn cồng kềnh của mình, đồng thời phải tăng mức thuế doanh nghiệp.

Những nghịch lý trong nền kinh tế toàn cầu

Trong khi các nước giàu tiếp tục được bơm tiền thì các nền kinh tế nghèo nhất thế giới hầu như không được hỗ trợ.

Trong khi một số nước được các chủ nợ quốc tế "nhồi nhét" hàng núi tiền, thì 1 tỷ dân, từ người già đến trẻ em, đang đói ăn. Trong số 1 tỷ người này, có tới 180 triệu (gần bằng dân số Brazil) là trẻ em dưới 10 tuổi. Và đau lòng là có khoảng 11 triệu trẻ bị chết đói mỗi năm.

Trong khi giới đầu cơ vẫn có lợi nhuận trên các thị trường tài chính và làm tăng giá hàng hóa, nhiều người đã tử vong do thiếu nước uống và thiếu ăn kinh niên. Theo thống kê, cứ 3 giây lại có một người chết vì đói khi chỉ cần chưa đầy 0,5% GDP của thế giới là đã có thể đặt dấu chấm cho nạn đói và thiếu ăn.