Hôm qua, Kuroda đã phát biểu trước báo giới Tokyo rằng, BOJ đã thực hiện tất cả các biện pháp “cần thiết” và “có thể” nhằm tăng trưởng kinh tế. Thống đốc cũng nhắc lại cam kết khi ông trở thành thống đốc để đáp ứng mục tiêu đề ra: tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở trong vòng hai năm.

Chiến dịch tăng giá nhiên liệu và tăng trưởng của BOJ, theo Kuroda, không nhằm mục tiêu hướng tới đồng Yen và hiện tại sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ do lo ngại biến động tỉ giá.

“Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao tỷ giá đồng Yen cũng như ảnh hưởng của biến động này đến nền kinh tế”, Kuroda nói.

Chỉ số Nikkei 225 Stock Average tăng hơn 50% kể từ giữa tháng 11 khi thủ tướng Shinzo Abe cam kết nới lỏng tiền tệ vô hạn.

Abe và Kuroda đang hướng tới lợi ích lâu dài về giá cả và tiền lương sau gần 15 năm giảm phát và ba cuộc suy thoái trong vòng 5 năm. Họ cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số già và gánh nặng nợ công lớn nhất thế giới, gấp đôi quy mô nền kinh tế.

Thống đốc Kuroda khẳng định thị trường đang tìm kiếm mức lợi tức dài hạn mới, và phản ứng của thị trường đối với chính sách nới lỏng của BOJ là hoàn toàn dễ hiểu.

Lợi tức trái phiếu 10 năm chạm mức thấp kỷ lục 0.315% vào ngày 5/4, một ngày sau khi BOJ thông báo chính sách mới, tuy nhiên sau đó lại tăng lên xấp xỉ 2 lần trong cùng một phiên.

BOJ dự định tổ chức cuộc họp với các nước tham gia thị trường trái phiếu sau khi thủ tướng Abe nói rằng thị trường này cần chú trọng hơn nữa.

Trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Bloomberg Úc ở Sydney vừa qua, Bộ trưởng tài chính Swan của Úc cho biết “chính sách mở rộng tiền tệ có thể khiến đồng Yen mất giá”.