Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cho biết, gói cứu trợ tài chính của Síp có thể làm chậm tăng trưởng Đông Âu nếu các quốc gia nợ cao ở eurozone tiếp tục đào thoát vốn ra nước ngoài.

Một bất ổn khác trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể làm tăng chi phí tài chính cho các ngân hàng và làm giảm những món tiền gửi và tài trợ không nhỏ, Phó trưởng ban kinh tế EBRD, Jeromin Zettelmeyer cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 5/4 tại London.

Trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu năm 2008, Đông Âu chủ yếu dựa vào dòng vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng thị trường xuất khẩu và tín dụng. Gói cứu trợ tài chính Síp, mà các chủ nợ quốc tế khiến những người gửi tiền lớn buộc phải chịu lỗ để đổi lấy 10 tỷ euro, có thể gây ra tẩu thoát vốn và tăng trưởng yếu ở các nước như Ý và Tây Ban Nha, Zettelmeyer nói.

Đây là những quốc gia lớn và chủ chốt, vì vậy nếu EU suy thoái, chắc chắn 29 nước Đông Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

EBRD dự báo trong tháng 1 rằng tăng trưởng kinh tế Đông Âu đạt 3% trong năm nay, so với 2,6% năm 2012.

“Dự báo mới nhất của chúng tôi là GDP trong khu vực đã khởi sắc trong quý đầu tiên”, Zettelmeyer nói. “Thật khó để khẳng định liệu GDP có bị ảnh hưởng bởi tình hình Síp hay không".

Trong khi những người gửi tiền lớn có thể lo lắng thái quá, EU đã không thể trấn an họ rằng công thức được áp dụng đối với Síp vẫn là một giải pháp duy nhất, Zettelmeyer nói.